Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.

Mailisa – Top #1 studio chụp ảnh cưới đẹp ở TP.HCM

Suốt 20 năm qua, Áo Cưới Mailisa đã khẳng định vị thế của mình như một thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng, chiếm trọn niềm tin của khách hàng. Thành công này không chỉ là minh chứng cho sự tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ của người sáng lập mà còn của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên tại Áo cưới Mailisa.

Với các bộ sưu tập váy cưới độc quyền và phong cách chụp ảnh cưới tự nhiên, chân thực, Áo cưới Mailisa tự hào là nơi lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc vĩnh cửu cho không chỉ các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng mà còn cho hơn 60.000 cặp đôi uyên ương khác. Dù khách hàng có khó tính đến đâu, Áo cưới Mailisa vẫn luôn đem đến sự hài lòng trọn vẹn.

Bức ảnh ghép nghệ sĩ Minh Vương (trái) và nghệ sĩ Minh Phụng từng được ca sĩ Đình Trí đưa vào hồi ký bằng hình của nghệ sĩ Lệ Thủy đang được cộng đồng mạng thích thú lan truyền

Đây là bức ảnh chụp vào thời điểm hai nghệ sĩ Minh Vương - Minh Phụng chỉ độ ngoài 20 tuổi với vẻ đẹp "đốn tim", rất nam tính.

Cố nghệ sĩ Minh Phụng: Hoàng tử sân khấu của cải lương Việt Nam

Khi ngắm bức ảnh thời trẻ của hai nghệ sĩ, nhiều khán giả thốt lên hình ảnh này chắc làm các fan nữ ngày ấy điên đảo, có người còn gọi hai nghệ sĩ là "Nam thần".

NSƯT Ngọc Huyền chia sẻ: "Các anh đẹp lắm luôn, đệ nhất kép đẹp Việt Nam, từ sắc vóc đến khuôn mặt".

Còn NSND Kim Xuân nhớ lại: "Các anh thời trước là thần tượng của nhiều người lắm. Đẹp trai, ca hay!".

Cố NSƯT Minh Phụng trên poster vở Ru em vào mộng - Ảnh: T.L

Nghệ sĩ Minh Phụng sinh năm 1944 tại Mỹ Tho. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời năm 2008 và an táng tại nghĩa trang Nghệ Sĩ (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Minh Phụng có vóc dáng sáng đẹp, giọng ca trữ tình, rất mùi, quyến rũ không lẫn với những giọng ca vàng thời hoàng kim của cải lương lúc bấy giờ.

Ông là gương mặt sáng giá qua rất nhiều đoàn cải lương lớn như Thủ Đô, Kim Chung, Hương Mùa Thu… Ông hát cặp với nhiều cô đào nổi danh như Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Lệ Thủy…

Nhiều vai diễn của ông đã in đậm trong lòng khán giả như vai Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Thái tử Phi Sơn trong Bông hồng sa mạc.

Cố nghệ sĩ Minh Phụng - Ảnh: T.L.

Ông được ký độc quyền với hãng đĩa và nhận tiền hợp đồng cao ngất ngưởng. Báo giới ngày ấy không tiếc lời ca ngợi và phong cho ông là Hoàng tử sân khấu của làng cải lương Việt Nam. Khi hát cùng NSND Lệ Thủy, hai nghệ sĩ được gọi là "Cặp bão biển đang dâng cao".

Nghệ sĩ Minh Phụng có vợ là nghệ sĩ Kiều Tiên và hai con theo nghề là nghệ sĩ Tiểu Phụng và Y Phụng.

NSND Minh Vương: Không đa tình, hát… không hay!

Khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, nghệ sĩ Minh Vương từng cười nói rằng: "Nghệ sĩ mà, không đa tình hát sao hay?".

Còn con trai của ông thì tiết lộ hồi còn nhỏ, anh thấy mỗi ngày gia đình có thể nhận cả xấp thơ của khán giả, trong đó đa phần là khán giả nữ muốn bày tỏ tình cảm với nghệ sĩ Minh Vương.

Nghệ sĩ Minh Vương trong vở Kiếp nào có yêu nhau - Ảnh chụp màn hình

Sinh năm 1950 tại Long An, mới 14 tuổi nghệ sĩ Minh Vương đã đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ. Trước đó vì có tố chất mà ông được thầy Bảy Trạch dạy ca miễn phí.

Minh Vương không hút thuốc, rượu bia, cờ bạc, lại có giọng ca hay, tướng tá đẹp, tính tình hiền lành nên từ những bước đi đầu tiên, ông nhanh chóng bước vào hàng kép 3, kép 2.

Rồi trở thành kép chánh cùng nghệ sĩ Lệ Thủy khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nghệ sĩ Minh Vương đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ khi mới 14 tuổi - Ảnh: T.L.

Nghệ sĩ Lệ Thủy hát với khá nhiều anh kép nhưng nhiều khán giả sau này vẫn nhớ nhất liên danh nghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủy.

Chính vì lẽ đó mà năm 2008, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông bà kỷ lục Đôi nghệ sĩ cải lương đóng chung lâu năm và ăn ý nhất Việt Nam.

Với giọng hát khỏe, sáng đẹp và vóc dáng lý tưởng của một kép chánh, Minh Vương được khán giả yêu quý qua rất nhiều vở diễn như Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Máu nhuộm sân chùa, Đôi mắt người xưa, Đời cô Lựu…

Không chỉ thế, ông còn từ bỏ hình ảnh kép đẹp để vào vai kép lão trong vở Rạng ngọc Côn Sơn, vai Nguyễn Trãi đã đem lại cho ông giải A1 Hội diễn sân khấu toàn quốc 1985.

Hiện tại, sau nhiều năm ghép thận sức khỏe của nghệ sĩ Minh Vương không tốt lắm nhưng ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Ông làm giám khảo giải Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng, ông vẫn duy trì gặp gỡ, uống cà phê với những đồng nghiệp cũ ở đoàn Kim Chung. Nếu ai đó gặp khó khăn ông lại cùng anh em đóng góp để giúp đỡ họ.

Trong các Thánh đường thường có bàn thờ Đức Mẹ Maria với bông hoa nến cháy sáng gần như đêm ngày. Cung cách lòng đạo đức này thể hiện nếp sống đức tin của con người. Vì thế, tùy theo tập tục lòng sùng kính của người giáo dân xứ đạo mà tượng Đức Mẹ nào được đặt dựng ra để tôn kính, như đức Mẹ ban ơn lành, đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức mẹ sầu bi…

Có những thánh đường treo mẫu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp, hoặc in trên giấy lồng trong khung kính, hoặc thêu trên một tấm vải. Mẫu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp khác hẳn với những bức tượng ảnh Đức Mẹ người Công giáo vẽ tạc theo nét văn hóa của Tây phương. Ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp mang nét vẽ văn hóa nền thần học đạo đức của bên giáo hội Đông phương – Byzantin –

Đang khi nét vẽ văn hóa tôn giáo của giáo hội bên Tây phương về Đức mẹ có nhiều màu trắng là chính, pha trộn màu xanh nhạt, thì nét vẽ theo văn hóa lòng sùng kính Đức Mẹ Byzantin nhiều màu vàng làm nền khung pha lẫn màu xanh đậm tối và đỏ.

Nhưng đâu là ý nghĩa sứ điệp mẫu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp?

1. Về lịch sử nguồn gốc bức ảnh Đức mẹ hằng cứu giúp có nhiều tương truyền để lại từ trung cổ. Trên bức ảnh ta nhìn thấy Đức Mẹ Maria trên tay bồng ẵm Chúa Giêsu. Ánh mắt Đức Mẹ nhìn thẳng vào người ngắm nhìn ảnh chứ không hướng về Chúa Giêsu trên tay mình, và cũng chằng hướng lên trời cao. Ánh mắt nhìn của Đức Mẹ tỏa nét nghiêm nghị buồn sầu, nhưng lại như có sức thu hút lôi kéo sự chú ý của người nhìn vào bức ảnh.

2. Chúa Giêsu ngồi trên tay Đức mẹ như một em bé tuổi thơ, nhưng gương mặt tỏa ra nét của một người lớn tuổi.

3. Khung nền bức ảnh toàn là màu vàng. Theo suy nghĩ thời trung cổ, màu vàng là biểu tượng nói về bầu trời. Đức mẹ khoác áo choàng màu xanh tối đậm có lớp vải lót bên trong màu xanh lá cây và áo dài màu đỏ. Ba màu xanh da trời, xanh lá cây và đỏ là những màu của nữ hoàng vua chúa. Chỉ nữ hoàng được mang mặc màu này thôi.

4. Trên vầng trán Đức mẹ có ngôi sao tám cánh, có lẽ về sau người ta vẽ thêm vào, nhưng ý nghĩa muốn diễn tả theo như văn hóa thần học Đông phương, Đức Mẹ là ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho ta hướng về Chúa Giêsu. Và để làm nổi bật ý nghĩa này một vòng tròn hình thánh giá được vẽ chung quanh đầu Đức Mẹ.

5. Phía bên cạnh Đức mẹ có những chữ viết tắt bằng tiếng Hylạp „ MR TU“ – Mater Theou, có nghĩa là Mẹ Thiên Chúa.

6. Phía bên Chúa Giêsu có hàng chữ cũng bằng tiếng Hylạp „ IC XC“= Jesuos Christos: Chúa Giêsu, Đấng cứu thế.

7. Hai bên phía trên bức ảnh có hình hai Thiên Thần. Hình Thiên Thần phía bên trái cầm chiếc đòng ngọn giáo có hàng chữ chú thích: „ O AR M“ = O Archangelos Michael= Tổng lãnh Thiên Thần Michael. Vị tổng lãnh thiên thần này chỉ huy các Thiên Thần chống lại quỷ dữ Satan nổi loạn chống Thiên Chúa, như sách Khải huyền diễn tả ( Kh 12,7). Vị Tổng lãnh Thiên Thần này có tên Quis ut Deus : Ai bằng Thiên Chúa.

Thiên Thần Michael cầm chiếc bình nước đắng cùng với cây gậy có quấn miếng bọt biển thấm nước, mà người lính đưa lên cho Chúa Giêsu nhắp uống lúc Ngài bị treo trên thập giá (Mt 27,48). Tay ông cũng cầm một cây đòng nhọn, thứ khí cụ này quân lính dùng đâm thủng cạnh sườn Chúa Giêsu thâu vào trái tim khi chết trên thập giá (Ga 19,28-36).

8. Hình Thiên thần bên phải với dòng chữ „O AR G“ O Archangelos Gabriel= Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel. Vị tổng lãnh Thiên Thần này đã đến truyền tin cho Đức mẹ, báo tin Chúa Giêsu xuống làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria (Lc 1,28). Trong tay Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel cầm cây thánh giá và 4 chiếc đinh sắt. Những dụng cụ này nói lên cuộc đời Chúa Giêsu sẽ phải chịu đau khổ chết trên thập giá thế nào.

9. Chúa Giêsu ngồi trên tay Đức Mẹ ngoái cổ nhìn sang hai bên phía trên đầu thấy hai Thiên Thần một vị cầm bình nước đắng và một vị cầm cây thập giá với đinh nhọn làm Ngài sợ hãi. Như em bé đang lúc sợ hãi, chui vào lòng mẹ mình, Chúa Giêsu sợ hãi quá nên ngồi nép sát vào lòng Đức mẹ, hai tay ôm chặt lấy mẹ mình tìm sự che chở an toàn. Có lẽ trong lúc sợ hãi đó chiếc dép rơi tuột khỏi chân Chúa Giêsu như trong hình vẽ họa lại.

Đức Mẹ tuy bồng ẵm Chúa Giêsu trong lúc con mình sợ hãi, nhưng lại không hướng ánh mắt về con mình, mà về phía người đối diện ngắm nhìn bức ảnh. Điều đó như Đức Mẹ muốn nhắn gửi sứ điệp:

"Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi. Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.

Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập giá, con người các bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ nơi tôi.

Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.

Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo!

Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của người tín hữu tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc cho con người."Và đó đây trong kinh cầu Đức mẹ hằng cứu giúp, người tín hữu Chúa Kitô hát kêu xin: "Con xin dâng lên gia đình con cái, trong tay khoan nhân của Mẹ Chúa trời! Xin Mẹ thương hãy giúp đỡ con!"

Ôi lời kinh thắm thiết chan chứa tâm tình vừa lòng yêu mến và cũng vừa lo lắng cho đời sống con người bắt đầu từ trong gia đình mình!".

Lễ kính Đức Mẹ nữ vương trời đất, 22.08.2010Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long