Tranh phong cảnh quê hương và đất nước là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thường được các người yêu nghệ thuật treo tường để tôn vinh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu đối với đất nước. Đây là những kiệt tác thể hiện lòng tự hào và tình cảm sâu sắc với truyền thống.

Mê Linh chẳng những có truyền thống yêu nước, bất khuất từ thời Hai Bà Trưng “phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán”. Nhân dân Mê Linh còn có truyền thống khuyến học, hiếu học trọng người hiền tài.

Người Mê Linh xưa rất coi trọng việc học hành, thi cử, yêu quý những gia đình có “nền nếp thi thư”. Tổ tiên ta ở các xã như Quang Minh, Văn Khê, Phúc Thắng, Thanh Lâm, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Kim Hoa, Chi Đông, Chu Phan rất chú ý đến việc khuyến học. Các làng cổ ở Mê Linh có quỹ đất riêng làm học điền, như xã Chi Long, huyện Kim Hoa nay là thị trấn Chi Đông có 15 mẫu học điền. Dân lấy hoa lợi cung đốn tiền gạo, sách đèn, giấy bút cho người đi học. Châu Khê ngoại, huyện An Lãng nay là thôn Khê Ngoại xã Văn Khê có 8 mẫu học điền, xã Lâm Hộ huyện Kim Hoa nay là thôn Lâm Hộ xã Thanh Lâm có 10 mẫu học điền. Đặc biệt xã An Lão và Châu Trần huyện An Lạc Phủ Tam Đái nay là thôn Yên Thị có đến 20 mẫu học điền. Người đi học, người có chí “dùi mài kinh sử”, người đỗ đạt thành danh được dân địa phương “ bảo kết hương thể”, nghĩa là xác minh lý lịch cho họ, miễn mọi sưu dịch họ không phải đi lính, đi phu, tạp dịch, tuần phiên. Dân làng, dòng họ kính trọng, tin tưởng chả thế mới có câu “một người làm quan, cả họ, cả làng được nhờ”.

Ảnh: Nguyễn Diệu Hằng(Tân thủ khoa đại học Ngoại Thương Hà Nội- xã Quang Minh)

Nhờ ở đây là nhờ cậy uy tín, sự hiểu biết pháp luật để khỏi bị kẻ khác chèn ép bắt nạt. Nhờ ở đây là nhờ cậy, kiến thức uyên bác về nho, y, lý, số để biết cách sống, cách ứng xử,…Đến bây giờ người ta vẫn truyền tụng rằng ở Yên Lão thị, Yên Lão Giáp còn có Văn Miếu, Văn Chỉ lập bia khắc tên các vị danh nho, khoa bảng ở làng mình và lấy nó làm niềm tự hào. Từ xa xưa người Mê Linh đã có tinh thần hiếu học. Nói về khoa bảng, Mê Linh có 13 tiến sỹ, trong đó có 5 người đỗ Hoàng Giáp, 8 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ. Danh vọng nhất là ông Đỗ Nhuận. Ông làm tới chức Trung Trinh đại phu, người ở thôn Bạch Đa xã Kim Hoa. Một người giữ chức thư viện Hàn Lâm xếp thứ 15 trong nhị thập bát tú của thi sĩ Tao Đàn. Ở Yên Lão thị có một người đỗ tiến sĩ năm 1490, làm tới chức tế tửu có nghĩa là hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám.

Ngày nay truyền thống khuyến học, hiếu học của người Mê Linh vẫn được phát huy và góp phần xứng đáng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhân dân Mê Linh ngày nay đều ý thức được rằng: Biển học vô bờ, rộng xa lắm lắm, chỉ có con đường cho con cái được học hành đỗ đạt, thành danh mới có thể lập thân, lập nghiệp làm giàu bền vững được.

Công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập được cả xã hội quan tâm. 18 xã, thị trấn đều có hội khuyến học, hàng năm chi hội khuyến học làng, xã và các dòng họ được thành lập để trông nom khuyến khích việc học tập của con cháu mình. Thu hút, phát triển hơn 14.000 hội viên khuyến học bằng 8% dân số trong huyện, có hàng nghìn gia đình hiếu học. Ông Đinh Văn Cảo thôn Khê Ngoại xã Văn Khê “gà trống nuôi con” mà đã nuôi cả 5 đứa con tốt nghiệp đại học, có công ăn, việc làm ổn định. Gia đình bác Mười My ở thôn Văn Lôi xã Tam Đồng suốt ngày lam lũ đi buôn cua, buôn ốc, chạy chợ để nuôi 3 đứa con ăn học trở thành 3 kiến trúc sư. Có nhiều học sinh ở Mê Linh vừa là sinh viên, vừa phải làm thêm đủ nghề “rửa xe, rửa bát, làm gia sư…” để có thêm tiền ăn học. Chu Quang Đức con của cựu chiến binh Chu Quang Chiến xã Đại Thịnh, bị nhiễm chất độc màu da cam, trọng lượng cơ thể của em chỉ có 20kg mà em đã vượt lên số phận để học giỏi, đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – khoa Tin học. Hiện nay Đức là giáo viên dạy tin trường THPT Mê Linh. Tôi được biết ở Mê Linh có nhiều gia đình phải bán ruộng, vườn, thế chấp tài sản để có tiền nuôi con ăn học.

Nhờ có truyền thống khuyến học, trọng người hiền tài, nhờ có tinh thần hiếu học góp phần làm cho “đất nước, xã hội, con người Mê Linh” ngày càng đổi mới.

Truyền thống hiếu học đã góp phần chấn hưng sự nghiệp giáo dục. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển ở các ngành học, cấp học. Đến nay, toàn huyện đã có 75 trường học từ Mầm non - Tiểu học – THCS, có 6 trường THPT đã đáp ứng được việc học của con em nhân dân trong huyện. Huyện Mê Linh đã hoàn thành phổ cập Tiểu học và xoá mù chữ năm học 1990-1991. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng trình độ năm 2001. Hoàn thành giáo dục THCS năm 2002. Số học sinh bỏ học không quá 1%.

Chất lượng giáo dục đại trà giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn đứng trong tốp 10-20 quận huyện của thành phố Hà Nội. Số học sinh đỗ vào các trường Cao đẳng - Đại học năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, toàn huyện có trên 60 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ…

Những tên đất Tiền Phong, Mê Linh, Tráng Việt, Thanh Lâm, Kim Hoa, Quang Minh là vùng “địa linh, nhân kiệt”.

Anh hùng liệt sỹ Lưu Quý An, Kim Đồng của Hà Nội. Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng, Phó chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Kiều Đình Thụ và bao nhiêu người con ưu tú khác mãi mãi là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của người Mê Linh anh hùng.

Sáng ngày 18/11/2013, Trường THCS Liên Mạc A (xã Liên Mạc) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón Bằng công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.

Dự buổi Lễ có đồng chí Hoàng Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban, ngành huyện, lãnh đạo xã Liên Mạc, Ban giám hiệu các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện, các đồng chí nguyên là cán bộ quản lý, giáo viên của trường qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường.

Được tách ra từ trường THCS Liên Mạc cách đây vừa tròn 6 năm, khắc phục những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, những năm qua, Trường THCS Liên Mạc A là một trong những ngôi trường luôn thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt,  học tốt” của ngành giáo dục huyện. Hiện nay, 100% giáo viên của trường đạt chuẩn, trong đó 86% đạt trên chuẩn. Năm học 2012 – 2013, nhà trường có tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 57%, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 97%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT đạt 94,4%; nhà trường có 15 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao của ngành và cấp trên triển khai luôn được nhà trường quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, sâu rộng, có sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ giáo viên, học sinh. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng kiên cố, kiến trúc đẹp, thiết kế hợp lý và hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các thầy cô giáo và các em học sinh.

Thừa ủy quyền Chủ tịch UBND thành phố, đ/c Hoàng Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyệntrao Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia cho Trường THCS Liên Mạc A

Tại buổi Lễ, thừa ủy quyền Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Hoàng Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia cho Trường THCS Liên Mạc A.

Đ/c Hoàng Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Hoàng Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện đã biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THCS Liên Mạc A. Để tiêp tục giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 và tiến tới đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị: Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường THCS Liên Mạc A tiếp tục xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, nhất trí cao; thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học để tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện, tạo bước đột phá hơn nữa về chất lượng học sinh giỏi; coi việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng hang đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; đưa nội dung giáo dục về Chương trình xây dựng nông thôn mới và giáo dục truyền thống quê hương Hai Bà Trưng anh hùng vào giảng dạy. Cùng với đó, các thầy cô giáo nhà trường cần không ngừng tự học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhận thức chính trị, từng bước đáp ứng yêu cầu hòa nhập sâu với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô Hà Nội; các em học sinh nhà trường phải luôn tự tin, chăm chỉ, sáng tạo, vượt khó học tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, đoàn viên tốt.

Ngay sau buổi Lễ, các đại biểu đã tham quan cơ sở vật chất của nhà trường.

Các đại biểu tham quan phòng âm nhạc của nhà trường

Các đại biểu tham quan phòng học ngoại ngữ