Theo quy hoạch huyện Phúc Thọ thời kỳ 2021 - 2030, huyện được định hướng trở thành trung tâm mới của Thủ đô Hà Nội về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... với nhiều tiềm năng phát triển.
Tình hình thị trường bất động sản huyện Phúc Thọ
Với hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dồi dào, giá mềm hơn khu vực nội thành, bất động sản huyện Phúc Thọ nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc. Giá nhà đất Phúc Thọ vì thế cũng gia tăng theo thời gian.
Các thông tin về quy hoạch, hạ tầng, dự án kéo theo giá bất động sản tăng lên, đỉnh hình là thông tin quy hoạch các khu công nghiệp, đẩy nhannh tiến độ các dự án cụm công nghiệp trên địa bàn, triển khai nhánh đường Vành đai 3,5; Vành đai 4, trục Tây Thăng Long... Tuy vậy, biên độ giá lên xuống ở mức thấp, diễn ra chóng vánh và cục bộ.
Trong những tháng cuối năm 2021, giá đất tại nhiều huyện vùng ven Hà Nội, trong đó có Phúc Thọ được đẩy lên một cách bất thường bởi giới "cò" đất. Môi giới tìm về các xóm gom mua đất ruộng, đất nông nghiệp rồi thổi giá lên cao khiến người dân hoang mang, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.
Thông thường, cách thức thổi giá nhà đất trên thị trường sẽ do một nhóm các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mua gom đất và tung thông tin về quy hoạch để hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư theo hiệu ứng tâm lý đám đông sẽ đổ xô vào mua đất chờ lên giá bán lại kiếm lời. Nhóm này tạo nên các cơn sốt đất ảo hòng trục lợi. Nhóm các nhà đầu cơ sau đó sẽ rút đi và hệ quả là nhiều nhà đầu tư bán tháo, bán cắt lỗ để thu hồi vốn, nhiều nhà đầu tư không thanh khoản kịp sẽ bị kẹt vốn.
Khảo sát trên trang Batdongsan.com.vn cho thấy, các lô đất thổ cư tại huyện Phúc Thọ hiện được rao bán với giá dao động từ 14 - 28 triệu đồng/m2 tùy vị trí trong ngõ hẻm hay mặt đường thuận tiện đầu tư, kinh doanh.
Như vậy, khoảng giá đất thổ cư huyện Phúc Thọ khá đa dạng, tùy nhu cầu và khả năng tài chính, nhà đầu tư lựa chọn suất đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro, người mua đất cần tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý, quy hoạch trước khi xuống tiền.
- Chỉ huy trưởng BCH Công an phường: Khúc Thị Bạch Liên
- Phó Chỉ huy trưởng BCH Công an phường: Đỗ Văn Quảng
- Phó Chỉ huy trưởng BCH Công an phường: Nguyễn Anh Dũng
- Phó Chỉ huy trưởng BCH Công an phường: Phạm Văn Mạnh
Các tuyến đường cấp nội bộ huyện Phúc Thọ
Các đoạn, tuyến đường cấp nội bộ huyện Phúc Thọ được phát triển tùy theo điều kiện sống của mỗi khu vực và kết hợp cùng quá trình xây dựng hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước. Giao thông nội bộ Phúc Thọ đảm bảo nhu cầu di chuyển, giao thương của người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện phúc Thọ.
Các tuyến xe bus chạy qua, hoạt động trên địa bàn huyện Phúc Thọ gồm xe 20B, xe 89, xe 91; các trạm 1438, 1148, 1149, 1147, 1150, 2001.
Phúc Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử, góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Huyện Phúc Thọ lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa, nhiều lễ hội đặc sắc. Số liệu thống kê đến tháng 06/2015 cho thấy, toàn huyện có 194 di tích lịch sử - văn hóa gồm 59 đình, 78 chùa, 34 đền miếu, 21 nhà thờ thọ,...
Di tích tiêu biểu tại huyện Phúc Thọ có đền Hát Môn, đình Hạ Hiệp, miếu Thuần Mỹ, đình Tường Phiêu, chùa Tổng, chùa Triệu Xuyên, đình Thanh mạc, đình thuấn nội, đèn Trong, đền Ngoài,... Phúc Thọ cũng là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh.
Trong những năm gần đây, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa được đẩy mạnh, phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Công tác giáo dục - đào tạo, an ninh trật tự, chăm sóc sức khỏe của người dân được đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân huyện Phúc Thọ.
Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh.
Báo cáo kết quả năm học 2020 - 2021, đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo huyện Phúc Thọ cho biết, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành giáo cụ đào tạo huyện đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 với hệ thống trường hợp ngày càng hoàn thiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ giáo viên tiếp tục được kiện toàn về cơ cấu và chất lượng.
Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong vài năm gần đâu được cải thiện rõ rệt. Kết thúc năm học 2020 - 2021, kết quả đánh giá bậc học mầm non, mẫu giáo đạt 99,2%; cấp tiểu học đại 96,5% học sinh đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành kiến thức, kỹ năng các môn học. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,06%...
Danh sách các trường học thuộc các cấp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tại huyện Phúc Thọ đã và đang được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn. Ngoài Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ còn có Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ, Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo và các trạm y tế tại các xã trực thuộc huyện.
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được quy hoạch theo hai định hướng lớn về phát triển không gian, gồm: Không gian đô thị (thị trấn sinh thái Phúc Thọ) và không gian khu vực nông thôn. Trong đó, không gian đô thị là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ, thương mại của huyện.
Không gian nông thôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với khai thác các hoạt động phục vụ du lịch tại nông thôn, các khu dân cư, làng nghề, điểm di tích văn hóa lịch sử... Trùng tu, cải tạo, nâng cấp công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống.
Đáng chú ý, thị trấn sinh thái Phúc Thọ theo quy hoạch sẽ trở thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ công cộng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác. Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện hữu.
Sau gần 15 năm sáp nhập về Thủ đô Hà Nội, diện mạo đô thị tại huyện Phúc Thọ dần được định hình rõ rệt hơn. Một số dự án khu đô thị mới đã được quy hoạch, triển khai thực hiện tại Phúc Thọ, gồm:
- Khu đô thị mới Thạch Phúc quy mô 507,68 ha thuộc địa giới hành chính huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất. Dự án cung ứng loại hình biệt thự, nhà ở thấp tầng, công trình trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí...
- Khu đô thị sinh thái Cẩm Đình được quy hoạch trên mặt đường Quốc lộ 32 và đường nối Hoàng Quốc Việt kéo dài. Dự án được xây dựng theo mô hình sinh thái, đảm bảo chất lượng cảnh quan đa dạng, giao thông kết nối thuận lợi với các tuyến đường phía Tây Thủ đô Hà Nội.
- Khu đô thị mới Tây Thăng Long tại xã Võng Xuyên và Long Xuyên, huyện Phúc Thọ với các sản phẩm biệt thự, không gian văn hóa, trung tâm thương mại, chùa, nhà thờ...
Nhìn chung, không gian đô thị huyện Phúc Thọ được quy hoạch theo hướng vừa lưu giữ các giá trị truyền thống, vừa đa dạng hóa đô thị theo hướng tích cực, trở thành một trong những khu đô thị sinh thái của Thủ đô Hà Nội.