1. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực điện lực (bao gồm: nhiệt điện, điện hạt nhân, thuỷ điện, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo); tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cục xúc tiến thương mại- Bộ công thương
Tên đầy đủ: Cục xúc tiến thương mại- Bộ công thương
Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - TP. Hà Nội
Ngày bắt đầu hợp tác:01/01/1970
1. Cục Công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực công nghiệp gồm: công nghiệp cơ khí, luyện kim; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ dầu khí, than, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); công nghiệp điện tử (trừ công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số); công nghiệp tiêu dùng (dệt, may, da giày, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột); công nghiệp chế biến khác; công nghiệp hỗ trợ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Công nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Industry Agency.
Trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội.
1. Tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
2. Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
3. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
4. Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi, kiểm tra các loại giấy phép, giấy xác nhận theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và của Cục.
5. Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất với Bộ trưởng biện pháp giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
6. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phát triển các ngành khoáng sản, cơ khí, luyện kim, cơ điện tử, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ; hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
8. Chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quy hoạch khoáng sản, ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản (trừ dầu khí, than và khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
9. Chủ trì xây dựng và quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.
10. Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án chuyên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương.
11. Chủ trì trong lĩnh vực được phân công quản lý việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ (100% vốn nhà nước hoặc được giao quản lý, các công ty cổ phần do Bộ được giao là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước) thuộc ngành công nghiệp theo quy định của pháp luật. Đầu mối tổng hợp báo cáo các mặt hoạt động, nội dung trình Đại hội đồng cổ đông đối với các doanh nghiệp khối công nghiệp do Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhẹ).
12. Tổ chức triển khai các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.
14. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
15. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu, nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý nhà nước của Cục theo quy định.
17. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao; tổ chức thực hiện ngân sách được giao và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
19. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
20. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá hoạt động của ngành công nghiệp.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
b) Phòng Khoáng sản, luyện kim;
d) Phòng Công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm;
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
a) Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp;
b) Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
1. Lãnh đạo Cục Công nghiệp có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cầu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
1. Cục Hóa chất là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động hóa chất; phát triển ngành công nghiệp hóa chất; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Hóa chất có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Chemicals Agency.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền quyết định, ban hành:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hóa chất;
b) Chiến lược, kế hoạch phát triển, trung hạn, dài hạn về công nghiệp hóa chất quốc gia; các đề án, chương trình, cơ chế, chính sách về lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chương trình đàm phán, ký kết gia nhập các điều ước quốc tế về hóa chất;
c) Danh mục hóa chất quốc gia; cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, danh mục hóa chất cấm; danh mục hóa chất phải khai báo; danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất;
d) Cụ thể hoá yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, yêu cầu về chuyên môn trong hoạt động hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Hồ sơ cho phép sản xuất, xuất nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm cho các mục đích đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành:
a) Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động hóa chất thuộc thẩm quyền của Bộ;
b) Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển một số phận ngành quan trọng thuộc công nghiệp hóa chất, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, các quy trình nghiệp vụ chuyên ngành hóa chất;
d) Quy định phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất; đăng ký hóa chất mới.
3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng (xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa) chuyên ngành hóa chất (nhà máy, phân xưởng, kho chứa, trạm chiết nạp) theo quy định của pháp luật, bao gồm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, điện hóa, khí công nghiệp, cao su, sơn, mực in, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, sản phẩm hóa chất khác và sản phẩm từ hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện trách nhiệm của Bộ Công Thương quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phú.
5. Chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp, tham gia hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển công nghiệp hóa chất và các quy định về hoạt động hóa chất trong lĩnh vực Công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động hóa chất.
6. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; khai báo hóa chất thông tin an toàn hóa chất; đăng ký hoá chất mới.
7. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hóa chất thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục; các văn bản cá biệt; văn bản nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
8. Cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xác nhận khai báo hóa chất đối với các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt. Theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất nguy hiểm sử dụng trong công nghiệp, tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
9. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng.
10. Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.
11. Tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất.
12. Chủ trì xây dựng, quản lý, vận hành, nâng cấp cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, cung cấp thông tin hỗ trợ ứng phó sự cố hóa chất.
13. Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của Bộ; thường trực Tổ công tác liên ngành thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và đầu mối của Bộ thực thi các Công ước về hóa chất khác.
14. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động hóa chất theo phân công của Bộ Công Thương.
15. Chủ trì, phối hợp xây dựng đề án, chương trình, dự án, đề tài phục vụ công tác quản lý và phát triển ngành, tổ chức nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực hóa chất theo phân công của Bộ.
16. Quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo và được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng hợp, thống kê, lập báo cáo tình hình hoạt động hóa chất trong phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa chất quốc gia.
17. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
18. Sử dụng ngân sách nhà nước được cấp và các khoản thu theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ.
20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
b) Phòng Phát triển công nghiệp hóa chất;
Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Ngày 23.2, Bộ Công thương đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên về công tác cán bộ đối với các đơn vị thuộc bộ này.
Ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Chánh văn phòng Bộ Công thương, được điều động giữ chức Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng. Ông Khiếu Ngọc Sáng, Phó chánh văn phòng Bộ Công thương, được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng Bộ Công thương.
Đáng chú ý, trong đợt công bố quyết định về công tác cán bộ lần này, một số lãnh đạo đang giữ chức cục trưởng, vụ trưởng được điều động làm phó cục trưởng, vụ trưởng ở vị trí mới.
Cụ thể, ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, được điều động, bổ nhiệm sang vị trí Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thay ông Trần Duy Đông.
Ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ.
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, được điều động, bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ mỏ - luyện kim.
Ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, thay ông Hoàng Tiến Dũng.
Trước đó, ngày 20.12.2023, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ thứ 34 và ra thông báo kết luận Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Công thương và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu... dẫn tới nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, nằm trong số những cá nhân có vi phạm, khuyết điểm.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư yêu cầu Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương và cấp ủy chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên có vi phạm, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra T.Ư.