Lớp học thực hành kỹ thuật gien, được dạy bằng tiếng Anh, tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - Ảnh: Đ.L
"Tôi luôn đặt mình vào vị trí của anh ấy"
Vũ Hồng Nhung, 27 tuổi, đang làm dược sĩ tại H.Phú Bình, Thái Nguyên chia sẻ cô chưa bao giờ hối tiếc vì mình đã lấy chồng. Chồng cô chính là mối tình đầu năm cô 17 tuổi. Hiện tại, quả ngọt
chính là một em bé kháu khỉnh. “Khi ai đó hỏi tôi như thế nào là hạnh phúc. Chúng tôi đã đi cùng nhau qua bao giông bão, có những lúc khó khăn tưởng như cả hai sẽ bỏ cuộc. Tôi muốn cảm ơn chồng tôi vì tất cả”, Hồng Nhung chia sẻ.
Chồng Vũ Hồng Nhung chăm sóc, tắm rửa cho con
Nữ dược sĩ cho biết, bí quyết để giữ gìn tổ ấm của cô là: “Luôn quan tâm, nhường nhịn, biết lắng nghe. Luôn đặt mình vào vị trí của chồng để biết chồng đang suy nghĩ gì. Luôn tạo cho không khí gia đình thoải mái nhất. Từ đó, người đàn ông sẽ thấy tổ ấm là nơi bình yên nhất, vợ là tuyệt vời nhất. Ngoài kia có mệt mỏi với công việc như thế nào, chỉ cần nhìn thấy vợ con sẽ hết mệt mỏi, luôn thoải mái”.
Các ông chồng, thử chăm sóc con 1 ngày!
Huấn luyện viên thể dục dụng cụ đội tuyển quốc gia Trương Minh Sang kể thật lòng, giây phút hạnh phúc nhất của anh rất đơn giản, đó là sau một ngày đi làm về, được ôm cậu bé 5 tuổi, con trai cưng của anh vào lòng, đi tắm cùng với con, nghe con kể những câu chuyện hồn nhiên, cho con ăn, cho con ngủ hay thậm chí là nhìn con… ngồi ị để thấy con nở nụ cười rất mãn nguyện, sung sướng với cha của mình.
“Mỗi gia đình là mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có thể lúc đến với nhau ai cũng có rất nhiều tình yêu, sau đó lấy vợ, lấy chồng rồi, về nhà sống chung nảy sinh mâu thuẫn, vì áp lực cơm áo gạo tiền, vì áp lực chăm sóc con cái… Không ai có thể có cuộc sống toàn màu hồng, ai cũng có cái tôi của mình, nhưng những lúc như vậy, hãy đặt mình vào vị trí của đối phương, để hiểu được cái khó của người vợ, người chồng của mình, để thấu hiểu, thông cảm cho nhau”, anh Trương Minh Sang chia sẻ.
Tổ ấm của huấn luyện viên Trương Minh Sang
, nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn với nhau, vì không thông cảm cho nhau, ai cũng nghĩ mình mới là người khổ. Chồng thì thấy mình đi làm kiếm tiền vất vả chịu bao khó khăn bên ngoài khổ cực, vợ ở nhà chăm con nấu nướng có gì mà kêu ca. Vợ thì thấy mình chăm sóc, nuôi nấng con cái mới khổ sở, thử chồng ở nhà một ngày mà chăm con xem sao. Anh Sang chia sẻ, công việc nào cũng có vất vả, đặc biệt là những người phụ nữ ở nhà lo dọn dẹp quán xuyến nhà cửa, nuôi dạy con cái.
“Lấy vợ, lấy chồng, kết hôn sẽ cho mỗi người giá trị khác nhau. Cánh mày râu, hãy thử một ngày ở nhà, xắn tay áo lên nấu nướng, cơm cháo, giặt giũ, cho con ăn, tắm cho con, ru con ngủ, để rồi thương vợ của mình hơn. Tôi cũng tin chắc rằng, những giây phút ở bên cạnh con, sẽ cho người đàn ông cảm nhận được giá trị hạnh phúc nhất, đơn giản là được ôm con, nhìn con cười, nghe câu nói hồn nhiên mà không ai nói với bạn như thế ngoài đời. Yêu thương con, không phải là chỉ cho con tiền đóng học, mua cái này cái kia, mà là những phút giây như thế”, huấn luyện viên Trương Minh Sang chia sẻ với những người đàn ông từng suy nghĩ “biết thế không lấy vợ”.
Cặp vợ chồng mười mấy năm là tình nhân
Chị Lê Hồng Nhung, 37 tuổi, Giám đốc công ty TNHH
và dịch vụ Hành tinh, Q.Tân Bình, TP.HCM, hầu như sáng nào cũng cùng chồng ngồi uống cà phê ở những quán quen gần nhà. “Hơn 10 năm lấy chồng, chúng tôi đi đâu cũng có nhau. Hai vợ chồng cùng mở công ty và cùng làm chung, gần như 24/24 có nhau bên cạnh nhưng chẳng lúc nào thấy chán nhau. Ở gần nhau lâu quá, nên thói quen cũng giống nhau hết, từ sở thích uống cà phê tới nét mặt cũng hao hao giống nhau. Thậm chí thấy hai người sáng nào cũng đi cà phê với nhau, người ta còn tưởng là
. Cuối tuần chúng tôi dắt cả hai đứa con đi, mọi người mới biết, ồ là vợ chồng”, chị Nhung kể vui.
Chị Nhung chia sẻ, mình vào Sài Gòn lập nghiệp cách đây 14 năm, sau một năm thì quen anh. Chồng chị hơn chị 2 tuổi. Tới nay, chị đã kết hôn được 11 năm, có hai con nhỏ, bé 11 tuổi, bé 6 tuổi.
lúc nào cũng vui vẻ, nhiều tiếng cười. Chồng chị Nhung ít nói nhưng rất thích làm giúp vợ mọi việc trong nhà. Trừ cơm nước ra, ít việc gì trong nhà là tới tay chị phải làm. Từ tắm rửa, chăm sóc con, cho con ăn uống, khi nào con thơm tho sạch sẽ thì đưa cho vợ ôm ấp.
Những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình chị Lê Hồng Nhung
Rành công nghệ, anh hay chiều vợ bằng cách mua điện thoại mới ra hay laptop mới cho vợ, còn đồ cũ thì để anh dùng. “Hôm trước là ngày sinh nhật chồng, tôi tính mua món quà gì cho anh ấy thì anh ấy nói, cho xin 10 triệu nhé. Tôi đồng ý luôn, hóa ra là tiền đó anh để mua iPad cho con gái vì cái cũ rất nhanh hết pin. Biết thế tôi lấy chồng sớm hơn”, chị Nhung vui vẻ.
Theo chị Nhung, chị không có công thức đặc biệt gì cho tổ ấm, chỉ là mọi người sống thật lòng với nhau, không có bí mật gì, hãy chia sẻ mọi thứ cùng nhau. Theo chị, mỗi người trẻ đừng sợ hôn nhân, nếu mọi người sống chân thành với nhau sẽ giúp hóa giải mọi khó khăn.
Chàng trai lập hội 'Hôn nhân có gì vui?'
Đồng Văn Hùng, 24 tuổi, nhà sáng tạo nội dung, chủ nhân kênh YouTube đang rất nổi tiếng là “Ẩm thực mẹ làm” đã có ý trung nhân tên Đặng Thanh Trà, 22 tuổi. Anh dự định sang năm mới sẽ lấy vợ. Trước sức hút của những hội nhóm trên mạng đầy màu xám “biết thế không lấy vợ”, “biết thế không lấy chồng”, cách đây 4 ngày anh lập hội "Hôn nhân có gì vui?” và thật bất ngờ, con số thành viên tăng vù vù, bây giờ đã có gần 3.000 thành viên. “99% những bài viết trong nhóm đều rất tích cực, mọi người kể cho nhau nghe những bức tranh tươi đẹp về cuộc hôn nhân của chính mình”, Hùng nói.
Đặng Thanh Trà và Đồng Văn Hùng sẽ kết hôn vào năm 2021
Chia sẻ với phóng viên, Đồng Văn Hùng cho biết anh muốn mọi người không mất niềm tin vào hôn nhân. “Trước khi kết hôn, tôi nghĩ ai cũng cần tìm hiểu kỹ người mình sẽ lấy. Lấy vợ, lấy chồng để có thêm người chia sẻ, thêm động lực để cố gắng, niềm vui nhân đôi, khi có con, cuộc sống sẽ càng vui. Đôi lúc, cũng sẽ có những tranh cãi nhưng quan trọng mọi người biết nhường nhịn, bỏ đi cái tôi sẽ có một mái ấm thực sự”, chàng trai nói.
8 người bị lừa đi xuất khẩu lao động sống trong căn nhà ọp ẹp 5 m2, cách ly với thế giới bên ngoài, nhiều ngày bị bỏ đói…
Như đã thông tin, Nguyễn Ngọc Ẩn (SN 1978, ấp Đầu Lá, xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) lừa tám người đi xuất khẩu lao đông ở Nga. Điều đáng nói, những người bị lừa, hầu hết là bà con, hàng xóm của Ẩn. Đau lòng hơn, khi ở Nga, những người bị bán sống còn khổ hơn chết.Trong suốt khoảng một tháng, với chiêu thức “thổi” mức lương lao động ở bên Nga có giá lên đến 1.500 USD/tháng, Ân đã dụ được tổng cộng 8 người đó là: Nguyễn Văn Thuận, Đoàn Thị Xuân, Lương Thị Thương, Nguyễn Thị Phượng, Ngô Minh Hải, Nguyễn Văn Việt (cùng ngụ xã Long Điền, huyện Đông Hải), Đỗ Văn Bước (xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai), Phan Thị Nhi (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).
Tất cả những người này phải đưa Ân vài chục triệu để lo liệu chi phí sang Nga. Sau khi thu thập được tám người này, để tạo sự tin tưởng, đồng thời che mắt thiên hạ, Ân giả vờ mở lớp đào tạo may. Trước khi đi, tất cả mọi người cố gắng xuay sở mua sắm áo quần mới, điện thoại mới…
Lên máy bay, cả 8 người đều hy vọng, ngày trở về sẽ khác, có nhiều tiền bạc, không phải sống trong nghèo khó. Họ đi với niềm vui khôn tả. Khi vừa chân ướt, chân ráo bước xuống sân bay ở nước Nga, một người đàn ông tự xưng là Vũ Bá Quang (gốc Hải Phòng) ra đón.
Quang đưa cả 8 người về nhà và cho ngủ trong căn phòng chừng 5 m2. Va ly chỉ mới được bỏ xuống, mọi người ngơ ngác khi Quang bảo: “Tao đã mua bọn mày. Từ nay, bọn mày phải làm để trả hết nợ thì mới được lấy tiền công”. Lúc đó, tất cả nhóm đều cho rằng ông Quang nói vui.
Ngủ một đêm, ngay sáng hôm sau, Quang đưa ra tờ giấy nợ, với nội dung, mỗi người nợ gã 40 triệu đồng, hoặc làm ba tháng không công thì mới bắt đầu được lãnh tiền công mọi người mới hiểu ra sự việc và rơi vào tuyệt vọng. Quang cho biết, hắn mua mỗi người với giá từ 3.000 đến 4.000 USD.
Như thế vẫn chưa đủ, hắn lấy hết tiền bạc, tư trang, tịch thu điện thoại di động để trừ trường hợp gọi về gia đình. Từ đó, mọi người phải may gia công cật lực một ngày 14 đến 15 giờ trong căn phòng chừng 5 m2. Thời gian làm việc cũng trái khoáy, từ 5h chiều đến 8h sáng. Nơi làm việc cũng là nơi sinh hoạt. Ông Quang đóng cửa lại, giam lỏng, chỉ mở ra khi có việc cần.
Trước khi sang Nga, ông Ẩn có đưa giấy ký hợp đồng với cho cả tám người xem thì lương mỗi tháng làm 1.500 USD. Tuy nhiên, khi sang đây, mỗi chiếc áo gia công, Quang nhận hơn 40.00 đồng, nhưng khi trả cho cả tám người chỉ 17.000 đồng. Mỗi tháng, một người cộng sổ được chừng 3 triệu đồng. Nhưng, ông Quang lại tính tiền ăn lên đến 3 triệu đồng mỗi tháng.
“Chúng tôi thực sự tuyệt vọng, muốn trở về Việt Nam nhưng không biết phải làm sao. Bởi, Quang giam lỏng cả tám người trong căn phòng chật hẹp. Cả nam và nữ đều ở chung trong đó. Thức ăn thì nghèo nàn lại ít ỏi. Không có giấy tờ tùy thân, lại không biết tiếng nên chỉ trông mong có phép màu đưa chúng tôi trở quê nhà. Với cách tính tiền của ông Quang, có lẽ, chúng tôi phải làm không công cho hắn suốt đời cũng không thừa một xu lẻ”, chị Lương Thị Thương chia sẻ.
Cùng tâm trạng, anh Nguyễn Văn Thuận bức xúc: “Khi ở bên đó, chúng tôi chỉ mong được trở về Việt Nam. Tuy nhiên, niềm hy vọng này dường như đã bị dập tắt vì không biết tiếng Nga, giấy tờ, điện thoại cũng không có”.
Cả 8 người đều sống trong nghèo nàn. Họ hy vọng được đổi đời nhờ xuất khẩu lao động. Nhưng thực tế, khi sang Nga, họ trở thành nô lệ cho Quang. Hàng ngày, họ chỉ biết đến may áo quần, chưa một lần được bước ra khỏi cửa, nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đối với họ, thế giới chỉ chật hẹp trong căn phòng chừng 5 m2.
Ban đầu, họ khóc, nhưng, mỗi lần như thế, Quang lại dọa: “Mấy người không làm thì sẽ không được ăn uống gì hết”. Không chỉ nói suông, những lần đó, đến bữa, hắn bỏ đói thật, nước cũng không cho uống. Nếu có người nào đó vẫn nằm khóc thì hắn nhất quyết không đồng ý cho ăn, uống. Chỉ đến khi, cả 8 người nhất loạt đồng ý làm việc thì hắn mới đưa cơm ăn.
Mỗi ngày, Quang chỉ cho ăn cơm với muối và rau. Tuy nhiên, rau cũng thuộc loại đã để lâu ngày. Lâu lắm, họ mới được ăn một miếng cá. “Cuộc đời của chúng tôi chưa bao giờ phải chịu sự khốn cùng đến thế”, chị Đoàn Thị Xuân, rơi nước mắt khi nhớ lại. Sau hai tháng làm việc khổ cực ở cơ sở may gia công của Quang, khoảng 10 giờ sáng, ngày 29.11.2012, trong khi mọi người đang ngủ say, tiếng gõ cửa vang lên. Một đoàn cảnh sát Nga đi kiểm tra lao động trái pháp luật. Do cả 8 người đều không có giấy tờ tùy than nên bị công an Nga bắt đưa vào trại giam.
Thấy những người mình đã mua bị bắt, sợ mất tiền nên ông Quang lấy điện thoại đã tịch thu mọi người trước đó lấy số, gọi điện về nhà đòi tiền chuột mỗi người là 40 triệu đồng. “Chúng tôi ở quê, khi nghe điện thoại tay chân rụng rời. Chúng tôi không biết điều người đàn ông gọi về thực hư như thế nào. Bởi, đã hai tháng trôi qua, chúng tôi đã không liên lạc gì được với con cháu của mình”, ông Nguyễn Văn Chánh, cha của nạn nhân Nguyễn Văn Thuận chia sẻ.
Sau đó, các gia đình kéo đến nhà ông Ẩn để hỏi rõ sự tình, nhưng người đàn ông này chỉ ậm ừ, ú ớ, không trả lời dứt khoát. Lo lắng cho con, nhận thấy sự việc nghiêm trọng, ông Chánh đã đến cơ quan công an thông báo.
Ngay sau đó, công an vào cuộc điều tra, liên hệ với đại sứ quán ở Nga. Đồng thời, khoảng thời gian này, đại sứ quán Nga cũng nhận được thông tin cảnh sát Nga cho biết có bắt được bảy người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp. Từ đó, đại sứ quán Việt Nam tại Nga ra sức đàm phán để 8 người bị bắt được giải thoát.