Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp khi kinh doanh là tối ưu hóa lợi nhuận hay nguồn lực tài chính của họ. Chính vì vậy, một bộ phận để quản lý ngân sách và thu chi cho các hoạt động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty trong thị trường cạnh tranh như hiện tại. Bên cạnh đó, vị trí việc làm đa dạng cũng như mức lương “hấp dẫn” đã thu hút nhiều học sinh lựa chọn ngành nghề này.
Các phương thức xét tuyển trường ĐH Kinh tế – Luật TPHCM
Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo Ngành công nghệ Tài Chính thông qua website của UEL. Hiện tại, UEL có 5 phương thức xét tuyển cơ bản:
Hiện tại, UEL có 5 phương thức xét tuyển với 4 khối A00, A01, D01, D07. Cụ thể:
Ngoài ra, UEL còn có đào tạo qua chương trình liên kết quốc tế. Bạn có thể tìm hiểu tại đây.Trên đây là toàn bộ những giải đáp về Ngành Quản Trị Tài Chính. UEL hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chọn trường – chọn nghề.
Ngành Quản Trị Tài Chính có mức lương ra sao?
Tùy vào lĩnh vực, cấp bậc, doanh nghiệp bạn đồng hành mà mức lương sau khi tốt nghiệp quản trị tài chính sẽ khác nhau giao động từ 5.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng Sau đây là mức lương bạn có thể tham khảo:
Sinh viên Ngành Quản Trị Tài Chính cần có tố chất gì?
Một số tố chất cần có ở sinh viên Ngành Quản Trị Tài Chính. Có thể kể đến như niềm đam mê với ngành học, khả năng phân tích và khai thác chính sách tốt. Đồng thời cần có tư duy nhạy bén và giao tiếp giỏi. Và các tố chất khác.
Không riêng một lĩnh vực nào, khi có đam mê bạn mới không ngại khó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Có đam mê, bạn sẽ luôn hào hứng và sẵn sàng đối mặt với khó khăn khi học tập. Từ đó, khám phá ra năng lực bản thân và phát huy tố chất của một sinh viên thuộc khối ngành kinh doanh – quản lý thực thụ.
Để đảm bảo quản trị tốt nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, việc hoạch định tốt chính sách giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt được mục tiêu hiệu quả cao. Sự cẩn thận, tỉ mỉ trong phán đoán giúp nhà quản trị tránh được những rủi ro khi cân nhắc các quyết định. Bên cạnh đó, việc lập trình kế hoạch có hệ thống giúp các hoạt động được diễn ra nhanh hơn, mang tính thuyết phục cao.
Không riêng gì một ngành nghề cụ thể, yếu tố sáng tạo mang tính chất quyết định doanh nghiệp có sống sót được trong môi trường luôn biến động hay không. Nhà quản trị tài chính cần luôn đổi mới trong việc tổ chức, chỉ đạo hay kiểm soát các hoạt động mua bán để linh hoạt trong việc vận hành công ty.
Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả
Sinh viên Ngành Quản Trị Tài Chính phải chịu được áp lực cao bởi đây là yếu tố tài chính, ngân quỹ liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hơn hết, nguồn lực tài chính đến từ các tác nhân nội và ngoại lực như khách hàng trung thành, quy mô doanh nghiệp, máy móc sản xuất hay nhà cung cấp, nhà phân phối,.. Do đó, áp lực phải có chiến lược rõ ràng là rất lớn. Biết quản lý thời gian hiệu quả giúp chính nhà quản trị đỡ căng thẳng, áp lực trong công việc.
Với môi trường đầy rẫy những cám dỗ nghề nghiệp, sự giữ gìn nhân phẩm của chuyên viên các ngành nghề càng được đánh giá cao và xem trọng. Sự cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách được đặt lên hàng đầu bởi sự sai sót cũng có thể dẫn đến kết quả nghiêm trọng. Không thể bị lôi vào vòng xoáy tiền tài, danh vọng hoặc sống “theo đám đông” – đó là trách nhiệm và tạo nên uy tín, dấu ấn của bạn trên thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Trong thời đại hội nhập toàn cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp bản thân hay các công ty còn phải kể đến các đối tác, khách hàng, hay chính người lao động. Chính vì vậy, sự học hỏi thêm về khả năng ngoại ngữ, nắm bắt tâm lý tốt và ham học hỏi cũng sẽ thúc đẩy bạn nhận những bài học, kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Ngành Quản Trị Tài Chính học tại trường nào tốt nhất? 7 Trường đào tạo
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành quản trị tài chính. Sinh viên nên lựa chọn trường đào tạo uy tín, có đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại.
Dưới đây là một số trường đào tạo ngành quản trị tài chính uy tín tại Việt Nam:
Cử nhân Quản trị tài chính phù hợp với công việc nào?
Cử nhân ngành quản trị tài chính sẽ được bao quát về những kiến thức liên quan đến việc quản trị. Và những lĩnh vực chuyên môn liên quan đến tài chính nói chung. Vì thế, sau khi ra trường, các cử nhân sẽ có thể lựa chọn công việc theo ý thích của mình. Có thể kể đến như:
Ngành Quản Trị Tài Chính ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị tài chính, sinh viên có thể trở thành các nhà quản trị tài chính, chuyên viên tài chính, nhân viên kinh doanh, giảng viên, nghiên cứu viên,… trong các lĩnh vực sau:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị tài chính có cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, ngân hàng, tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, công ty đa quốc gia,.. và các lĩnh vực liên quan đến vấn đề tài chính.
Vậy Ngành Quản Trị Tài Chính ra làm gì? Dưới đây là một số công việc bạn có thể tham khảo:
Học Ngành Quản Trị Tài Chính uy tín tại trường ĐH Kinh Tế – Luật
Trường Đại học Kinh tế – Luật có tên gọi tiếng Anh là University of Economics and Law – UEL. Đây là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt tại khu vực phía Nam.
UEL nổi bật với thế mạnh về năng lực giảng viên. Và được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu. Tiêu biểu là trở thành một trong những cơ sở giáo dục có điểm đầu vào cao nhất.
Học tập tại UEL, sinh viên sẽ được tạo điều kiện tốt nhất. UEL cũng là một trong các đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam. Bạn có thể học quản trị tài chính thông qua 2 ngành Công nghệ tài chính và Quản trị kinh doanh tại Trường.
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM (UEL) xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Ngành quản trị tài chính nói riêng giúp sinh viên có tư duy hệ thống logic. Đồng thời có khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó là kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính
Ngành Quản Trị Tài Chính thi khối nào? Tổ hợp môn nào?
Ngành quản trị tài chính là ngành thuộc khối ngành kinh tế, vì vậy, các khối thi chính của ngành này là: A00, A01, D01, C00, D90.
Ngoài ra, một số trường đại học, cao đẳng cũng xét tuyển ngành quản trị tài chính theo các khối thi khác như:
Vì sao nên chọn học Ngành Quản Trị Tài Chính?
Trong nhiều ngành học khác nhau, vậy tại sao nên chọn học ngành Quản trị tài chính? Bởi ngành học này sẽ giúp bạn dễ dàng có cơ hội làm việc tại các vị trí, cả trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Được đảm bảo về công việc trong tương lai
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đều phải đảm bảo về nguồn lực tài chính để vận hành công ty tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, quản trị tài chính tốt cho phép CFO (giám đốc tài chính) đưa ra được quyết định sáng suốt và xây dựng được tầm nhìn dài hạn. Tạo ra kết quả và hiệu quả cao, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Làm việc trong các lĩnh vực khác nhau
Lĩnh vực tài chính tồn tại ở tất cả mọi nơi, chính vì vậy kỹ năng quản trị không gói gọn bạn trong một ngành cụ thể. Chẳng hạn như lĩnh vực y tế, môi trường, giáo dục,.. việc biết quản trị tài chính giúp bạn có lợi thế cạnh tranh và khả năng thành công cao khi biết phân tích và lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Thật không nói quá khi ngành nghề nào cũng cần đến kỹ năng này.
Ngành năng động và không ngừng đổi mới
Sự phát triển không ngừng như “vũ bão” của các công cụ công nghệ trong kỷ nguyên chuyển đổi số hiện nay đã dẫn thế giới đến một thời đại mới. Bước chuyển mình của nền tảng kỹ thuật số đã mở rộng tầm nhìn của một số nhà quản trị, đòi hỏi họ không thể dập khuôn, đi theo lối mòn cũ. Họ phải biết ứng dụng công nghệ để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo tích cực và đổi mới trong công việc. Từ đó, có thể tiếp cận công nghệ hiện đại và luôn được học hỏi, tìm tòi.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Để trở thành một nhà quản trị tài chính, công việc chủ yếu sẽ là phân tích, áp dụng các mô hình, chính sách và xây dựng các chiến lược phát triển, phòng tránh các rủi ro. Quen dần với việc quản trị, người học sẽ có tư duy nhạy bén trong việc đưa ra lập luận, có quan điểm riêng và tạo được dấu ấn trên thị trường việc làm.