Trong các nghiệp vụ của các công ty Bảo hiểm, nghiệp vụ Tái bảo hiểm là một trong những nghiệp vụ quan trọng là rất được các công ty dành nhiều nguồn lực khai thác.
Là kênh tài chính dài hạn để chuẩn bị trước cho tương lai
Tương lai là một chặng đường dài và chưa biết những gì tốt hay xấu sẽ đến. Vậy nên, điều cần làm là lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng ngay tại thời điểm này. Một trong những cách dự phòng tài chính dài hạn cho tương lai chính là bảo hiểm nhân thọ. Vì những năm về sau cuộc đời, rủi ro sẽ càng lớn nên lực chọn tham gia những sản phẩm được bảo vệ trọn đời sẽ giúp người được bảo hiểm luôn an tâm vì đã có bảo hiểm hỗ trợ.
Chỉ bảo vệ trước rủi ro không lường trước chứ không phải là rủi ro có sẵn
Nói đến bảo hiểm nhân thọ không thể không nhắc đến rủi ro - những điều không tốt bất ngờ xảy ra gây tổn thất, mất mát và nguy hiểm cho con người. Bảo hiểm gắn liền với rủi ro nhưng không phải rủi ro nào cũng được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.
Chỉ những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn gây thiệt hại đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực mới được bảo hiểm và được chi trả. Ngoài ra, bảo hiểm cũng sẽ không chi trả cho những rủi ro do cố ý hay có sẵn và có trước ngày hiệu lực hợp đồng trừ khi đã được thông báo và được công ty chấp thuận.
Mục đích chính là bảo vệ trước rủi ro chứ không phải tiết kiệm sinh lời
Tuy bảo hiểm nhân thọ vẫn đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai như các kênh gửi tiết kiệm nhưng mục đích chính của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ trước những rủi ro bất ngờ nên khả năng sinh lời không thể cao như khi gửi tiền ngân hàng.
Chính vì vậy, bạn không nên so sánh giữa bảo hiểm và gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm dưới góc độ sinh lời hay. Thay vào đó, bạn hãy xác định rõ nhu cầu của mình để lựa chọn giữa bảo hiểm bảo vệ rủi ro và tiết kiệm sinh lời một cách đúng đắn nhất qua các quyền lợi bảo hiểm.
Không phải bảo vệ trước "tất tần tật" các loại rủi ro
Không riêng gì bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nào cũng có giới hạn bảo vệ và không bảo vệ trước “tất tần tật” các loại rủi ro. Đó là lý do tại sao trước khi đặt bút ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia cần nắm rõ mình sẽ được bảo vệ trước những rủi ro nào, trong mỗi một rủi ro đó được chi trả trong trường hợp nào, quyền lợi nhận được bao nhiêu và sẽ loại trừ trường hợp cụ thể nào.
Người tham gia bảo hiểm cần lưu ý bảo hiểm sẽ sẽ không thanh toán trong các trường hợp như tử vong do tự tử trong thời hạn 2 năm, do phạm tội hình sự, do bệnh HIV/AIDS hoặc bị tử hình; các trường hợp tự ý hay cố ý gây ra tổn thương, các bệnh có sẵn, các trường hợp vi phạm pháp luật....
Không quá khó để hiểu về bảo hiểm nhân thọ là gì nhưng muốn hiểu sâu hơn đừng bỏ qua những điều quan trọng cần biết xoay quanh bảo hiểm nhân thọ như bản chất của bảo hiểm, công ty bảo hiểm, các loại hình hay hiểu rõ những đặc điểm cơ bản nhằm tránh nhầm lẫn về sau.
Theo Tổ chức Nghiên cứu và Thực hành Bảo hiểm nhân thọ (LIMRA), mức độ duy trì nghề nghiệp sau 4 năm của chuyên viên tư vấn tài chính tại Việt Nam từng dưới 10%.
Con số này cho thấy sự khốc liệt của ngành tư vấn bảo hiểm. Ở thời đại 4.0, người dân đã ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về bảo hiểm và tài chính. Khách hàng cần người tư vấn kỹ càng, đầy đủ, minh bạch theo nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Vì thế, tư vấn viên phải thật am tường và chuyên nghiệp mới có thể tạo được sự tín nhiệm và đáp ứng những đòi hỏi mới này.
Bảo hiểm hướng tới chuyên nghiệp
Các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng nhận thức, chất lượng đội ngũ tư vấn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ là ngành đa năng và phức tạp nên đào tạo để nâng cao chất lượng đại lý, tư vấn viên đã trở thành hoạt động thường xuyên của ngành bảo hiểm.
Điển hình, Prudential Việt Nam đã xây dựng chương trình Đào Tạo & Phát Triển Doanh nghiệp (EDP) trong 24 tháng dành cho các PRUPlanner, hay chương trình Quản lý tiềm năng để đào tạo tư vấn lên Trưởng phòng trong 6 tháng, cũng như tổ chức các khóa “Pru Khởi nghiệp” huấn luyện kỹ năng xuyên suốt 12 tháng…
Manulife Việt Nam thì có các chương trình đào tạo bám sát yêu cầu công việc và phát triển năng lực đại lý như Dự án phát triển tư vấn viên chuyên nghiệp (FTA) với mục tiêu đạt 7.000 đại lý FTA và doanh số từ FTA ước góp 20-23% tổng doanh số Manulife. Ngoài ra, công ty cũng số hóa, đào tạo cấp phép chặt chẽ để đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp theo cả hai hướng: tham gia toàn thời gian hoặc thăng tiến bằng quản lý, phát triển đội ngũ.
Bên cạnh đó, MB Ageas Life (MBAL) thì thiết lập tới 35 chương trình con để đào tạo đại lý và gần 40 chương trình đào tạo cho cấp quản lý. Chưa kể hệ thống chương trình đào tạo tương tự cho các kênh đối tác (Banca, Digital) và các chương trình tọa đàm theo từng chủ đề như "Bảo vệ quyền lợi khách hàng". Ngoài ra, trên hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS), MBAL đăng tải không giới hạn quyền truy cập những bài giảng về tuân thủ, về pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm.
Generali chuyên nghiệp đội ngũ bằng cách trẻ hóa tư vấn viên và áp dụng những quy trình chặt chẽ để chọn người phù hợp. Ngoài ra, Generali cũng liên tục huấn luyện online-offline để củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đại lý. Công ty còn xây dựng đội ngũ tư vấn viên toàn thời gian (Gen E), số hóa 100% công việc của tư vấn viên cũng như dùng hệ thống đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (GENPS) để có thể điều chỉnh kịp thời.
Một trong những công ty chú trọng đến việc phát triển lực lượng tư vấn nhất thị trường hiện nay phải kể đến FWD. Công ty này chú trọng chất lượng ngay từ khâu tuyển dụng và tìm người toàn tâm toàn ý với nghề. Công ty cũng phát triển nhân sự theo chiều sâu, chất lượng cao khi có kế hoạch đào tạo định kỳ hàng quý cho đội ngũ Elite như “Elite đầu tư”, “Elite phục vụ”, các chương trình chuyên biệt dành cho lực lượng MDRT như “Chinh phục đỉnh cao MDRT” hay “MDRT vươn tầm cao”… Đây là những chương trình được đầu tư bài bản, công phu và chất lượng nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ tư vấn tinh nhuệ của công ty. Ngoài ra, FWD còn tổ chức huấn luyện thường xuyên cho các cấp quản lý bằng chương trình “Quản lý tinh thông” hay “Quản lý tài ba” để nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp.
Theo thống kê của Hiệp hội MDRT toàn cầu, FWD Việt Nam và Prudential Việt Nam là hai công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường Việt Nam về số lượng tư vấn viên đạt danh hiệu MDRT.
MB Ageas Life thiết lập tới 35 chương trình con để đào tạo đại lý và gần 40 chương trình đào tạo cho cấp quản lý. Trong ảnh: Một buổi đào tạo các tư vấn tài chính chuyên nghiệp tại MB Ageas Life.
Anh Nguyễn Huy Tân, tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp của Prudential Việt Nam cho biết, một tư vấn đạt MDRT là phải đạt sự hoàn hảo trong chất lượng phục vụ khách hàng, đạo đức kinh doanh và tận tâm với nghề, bên cạnh các chỉ tiêu về doanh số. Danh hiệu này hiện chỉ chiếm 1,5%-3% người làm tư vấn tài chính toàn cầu nên ai đạt danh hiệu này cũng đều rất tự hào. Sau MDRT, các tư vấn sẽ hướng tới những nấc cao hơn như COT (doanh thu cao gấp 3 lần MDRT), TOT (cao hơn gấp 6 lần MDRT). Nhưng để chạm tới các thành tích này, người tư vấn phải không ngừng tích lũy các giá trị như kiến thức, hiểu biết sâu rộng, kỹ năng, tính kỷ luật..
Bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng khu vực kinh doanh HCM12 của Manulife Việt Nam không chỉ nổi bật ở thành tích MDRT mà còn xây dựng đội ngũ với 12 đại lý đạt MDRT và 17 nhà tư vấn tài chính đầy năng suất. Tính chung, bà đã đưa đội ngũ của mình từ 19 đại lý năm 2019 lên 120 đại lý năm 2020.
Có thể thấy, mỗi gương mặt thành viên MDRT tuy có những hoàn cảnh, đường đi riêng nhưng ở họ đều có năng lực, chuyên nghiệp, sáng tạo và nhiệt thành với công việc. Hiện tại, các MDRT vẫn tiếp tục tiến bước thành công với những đổi mới, nổ lực và tận tụy phục vụ.
Các doanh nghiệp Aviva Việt Nam, Mirae Asset Prévoir (MAP Life), Cathay life, Fubon Việt Nam, Phú Hưng life, BIDV Metlife… cũng đang trên hành trình đào tạo, nâng cao chất lượng đại lý, tư vấn viên để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.