Các hoạt động khai thác Đá, Cát, Sỏi, Đất sét. Các sản phẩm này được sử dụng hầu hết trong ngành xây dựng (như cát, đá,) trong ngành chế biến vật liệu (như thạch cao, đất sét, can xi…) và chế biến hoá chất…

Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường?

Ngày 31/5/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đó, từ ngày 15/7/2023, sẽ có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường bao gồm:

(1) Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

(2) Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai.

Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

(3) Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP.

Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản?

Tại Điều 4 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp được xem là người nộp phí cụ thể như sau:

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mỗi thu mua là người nộp phí.

Như vậy, có 03 đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mỗi thu mua là người nộp phí.

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:

- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CCP

- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

- Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí thì

Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

1. Trình tự thực hiện:          - Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghịchuyển nhượng quyềnkhai thác khoáng sản nộp hồ sơ cho hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm PVHCC).          - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ           + Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định thì tiến hành các bước tiếp theo quy định. Trường hợp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sảnbổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.          - Bước 3. Thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.          - Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc không gia hạn: Căn cứ Báo cáo thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường (theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn.          - Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.2. Hình thức nộp: Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.3. Thời hạn giải quyết: Tùy theo giai đoạn xử lý hồ sơ.4. Phí, lệ phí:(Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: Mức thu lệ phí bằng 50% mức thu tương ứng dưới đây:

Nhóm Giấy phép khai thác khoáng sản

Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối

Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm

Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm

Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này

Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 2, 3, 6 của Biểu mức thu này

Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm

Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại

5. Thành phần hồ sơ:          Hồ sơ gồm:          - Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản Mẫu số 10 đơn đề nghị.docx          - Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng          - Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng Mẫu số 24 PL 2 Bản đồ khu vực khai thác KS.docx          - Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản - bản chính Mẫu số 43 báo cáo hoat động.docx          - Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng:          + Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật          + Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ          + Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện          + Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả khai thác nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản (nếu có);          + Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;          - Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng;          - Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).          - Số lượng: 03 bộ          - Đĩa 01 CD ghi dữ liệu về hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.         6. Đối tượng thực hiện:          Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã7. Cơ quan thực hiện:          Sở Tài nguyên và Môi trường8. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh (ủy quyền cho Sở Tài nguyên và môi trường).9. Kết quả thực hiện:          Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc văn bản trả lại hồ sơ.10. Yêu cầu, điều kiện:          - Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản, bao gồm:          + Có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.          + Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã khai thác, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;          + Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;          + Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.          - Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản, bao gồm:           + Đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác; + Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;          + Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; + Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;          + Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;          + Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;          + Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; - Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.          - Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023;

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016;

- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.