Sau 12 năm niêm yết tại sàn Hà Nội, Vinaconex chuyển sang sàn HoSE với giá tham chiếu cho cổ phiếu VCG trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa khoảng 18.500 tỷ đồng.

Cách chọn mã chứng khoán ngành thép tiềm năng

- Dưới đây là những tiêu chí giúp nhà đầu tư có thể đánh giá cổ phiếu tiềm năng thuộc nhóm ngành thép:

Sự cạnh tranh cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Tất nhiên các doanh nghiệp trong nhóm ngành thép sẽ có sự cạnh tranh với nhau, bạn nên chọn doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh, có lợi thế về sản xuất, hoạt động kinh doanh, dây chuyền công nghệ và thương hiệu của doanh nghiệp.

- Hoạt động chia cổ tức của doanh nghiệp: Cần xem xét doanh nghiệp chia cổ tức có đều đặn hay không thông qua các báo cáo tài chính, các kỳ họp cổ đông của công ty. Việc doanh nghiệp định kỳ chia cổ tức chính là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của họ.

- Đội ngũ lãnh đạo: Các vấn đề về lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến giá cổ phiếu theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bạn nên chọn doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo có định hướng, có tư duy cũng như có đời tư sạch.

Vấn đề nợ của doanh nghiệp: Không nên lựa chọn nếu doanh nghiệp có nợ lớn hơn so với tài sản ngắn hạn, bởi nguy cơ các doanh nghiệp này phá sản hay gặp các rủi ro kinh tế là rất lớn.

- Chỉ số P/E của doanh nghiệp: Lựa chọn doanh nghiệp có chỉ số P/E ở mức hợp lý để đảm bảo giá mua cổ phiếu ở mức thấp, cũng như thuận lợi cho các nhu cầu bán cổ phiếu sau này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin và kiến thức tổng hợp về chủ đề mã chứng khoán ngành thép, những triển vọng cũng như rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2023 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến nhà đầu tư. Chúc nhà đầu tư có những nhận định đúng đắn để đưa ra quyết định giải ngân phù hợp với giai đoạn khó khăn này của thị trường.

=> Nhận định cổ phiếu ngành Thép - Mưa đã tạnh nhưng chờ nắng lên | Cổ phiếu HPG, HSG, NKG

Chỉ số công nghệ Nasdaq của Mỹ đã giảm hơn 10% kể từ mức đỉnh vào giữa tháng 7. Chỉ số Topix chuẩn của Nhật Bản đã ghi nhận mức lỗ lên đến hai chữ số khi giảm 6% chỉ riêng trong ngày 2/8. Đây là ngày tồi tệ nhất kể từ năm 2016 và cùng với mức giảm 3% vào ngày 1/8 là chuỗi hai ngày tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ năm 2011. Giá cổ phiếu ở những nơi khác không bị ảnh hưởng quá nhiều, nhưng sự hoảng loạn đang lan rộng khắp các thị trường. “Thước đo nỗi sợ hãi” của Phố Wall, chỉ số VIX, thước đo mức độ biến động dự kiến thông qua mức giá mà các nhà giao dịch phải trả để bảo vệ mình khỏi biến động này, đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực của Mỹ vào năm ngoái. Đối với từng lĩnh vực và công ty, tâm trạng thậm chí còn tồi tệ hơn. Chỉ số bán dẫn Philadelphia của các công ty trong chuỗi cung ứng sản xuất chip trên toàn cầu đã giảm hơn 1/5 chỉ trong vài tuần. Cổ phiếu của Arm đã mất 40% giá trị thị trường. Giá cổ phiếu của Nvidia đã lao dốc. Trong ba ngày kể từ ngày 30/7, giá cổ phiếu giảm 7%, tăng vọt 13%, rồi lại giảm 7%. Ngày 2/8, giá cổ phiếu của gã khổng lồ Intel đã giảm hơn 1/4. Và không chỉ ngành công nghiệp bán dẫn. Chỉ số KBW của cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã giảm 8% chỉ trong vài ngày. Giá cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, đáng lo ngại là ngay cả giá vàng cũng lao dốc vào ngày 2/8, với mức giảm từ đỉnh xuống đáy hơn 2%. Vàng thường là một biện pháp phòng ngừa chính xác loại hỗn loạn đang diễn ra ngay lúc này. Việc giá vàng giảm cho thấy các nhà đầu tư có thể đã bán không phải vì họ muốn mà vì họ phải nhanh chóng huy động tiền mặt để chuyển sang ký quỹ ở nơi khác an toàn hơn. Nếu vậy, sẽ có nguy cơ xảy ra các đợt bán tháo khác và một vòng luẩn quẩn tự củng cố có thể xảy ra sau đó. Ba diễn biến kết hợp đã đẩy các nhà đầu tư đến bờ vực.

Đầu tiên là trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ngành sản xuất chip cung cấp năng lượng cho AI, đã có những kỳ vọng cao không thực tế. Biến động lớn nhất về giá cổ phiếu của Mỹ diễn ra trong khoảng 10 ngày mà 5 gã khổng lồ công nghệ gồm Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft công bố kết quả kinh doanh khiến các cổ đông thất vọng. Ngay cả cổ phiếu của Alphabet và Microsoft, những công ty có doanh thu vượt kỳ vọng của các nhà phân tích, cũng giảm vào ngày sau khi các công ty này công bố báo cáo. Sự mất mát trên diện rộng cho thấy sự phấn khích trước đây của các nhà đầu tư đối với mọi thứ liên quan đến AI đang bốc hơi. Khi các công ty công nghệ "vấp ngã", nền kinh tế Mỹ cũng vậy. Diễn biến thứ hai này khiến các nhà đầu tư phải chịu một đợt tấn công dữ dội. Cho đến gần đây, “tin xấu là tin tốt” vẫn là câu thần chú của thị trường. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tăng trưởng chậm lại hoặc thị trường lao động yếu hơn đều tốt cho giá tài sản, vì điều đó có nghĩa là lạm phát có khả năng sẽ ở mức thấp và cho phép Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất. Nhưng vào thời điểm báo cáo việc làm của Mỹ được công bố, ngày 2/8, tâm trạng đã thay đổi: Tin xấu giờ là tin xấu. Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong ba năm là 4,3% vào tháng 7, trong khi nền kinh tế chỉ tăng thêm 114.000 việc làm, trái ngược với dự báo đồng thuận trước đó là 175.000. Nói cách khác, nguy cơ suy thoái mà nhiều người nghĩ rằng đã tránh được vừa tăng lên. Các nhà giao dịch bắt đầu đặt cược rằng Fed sẽ cắt giảm nửa điểm phần trăm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Chín tới, để ngăn chặn nguy cơ suy thoái. Điều đó xảy ra mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell đã bác bỏ thông tin cho rằng Fed đang cân nhắc một động thái như vậy tại cuộc họp vừa diễn ra vài ngày trước. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh, lãi suất 2 năm giảm xuống còn 3,9%, thấp hơn hơn một điểm phần trăm so với mức vào cuối tháng 4. Vài tuần trước, việc cắt giảm chi phí đi vay như vậy có thể đã thúc đẩy cổ phiếu. Giờ đây nhà đầu tư dường như lo sợ về mặt trái của việc tăng trưởng chậm lại và những tác động của nó đối với thu nhập của công ty, hơn là việc họ mong muốn tiền rẻ hơn. Động lực thứ ba làm thị trường chao đảo là sức mạnh của đồng yen Nhật. Trong những tuần gần đây, đồng tiền này đã mạnh lên so với rổ tiền tệ được tính theo tỷ giá thương mại với tốc độ gần như nhanh nhất trong hai thập kỷ. Một phần là do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vào ngày 31/7 đã bất ngờ tăng một phần mười điểm phần trăm lãi suất. Đồng yen tăng giá tự động làm giảm giá cổ phiếu Nhật Bản, vì nhiều công ty toàn cầu lớn nhất của nước này, như Hitachi, Sony và Toyota, kiếm được thu nhập ở nước ngoài bằng ngoại tệ. Một số sự sụt giảm của cổ phiếu Nhật Bản có thể được giải thích bằng hiệu ứng này. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng hơn là việc tháo gỡ các giao dịch phổ biến liên quan đến đồng yen yếu và chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa. Sự kết hợp của cả hai đã giúp có thể vay tiền giá rẻ bằng đồng yen, chuyển đổi số tiền thu được sang USD và đầu tư vào Kho bạc, mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với chi phí để trả nợ - một “giao dịch chênh lệch lãi suất”. Nhưng với việc lãi suất của Nhật Bản tăng và lãi suất của Mỹ giảm, giao dịch này không còn hấp dẫn. Cùng với đó, việc đồng yen tăng giá nhanh chóng làm tăng chi phí trả nợ bằng USD, đẩy giao dịch này vào vùng đỏ. Những động thái dữ dội trong vài tuần qua sẽ buộc nhiều nhà đầu tư phải đóng vị thế của mình và có thể là bán tháo các tài sản khác, làm tăng thêm sự bất ổn cho cả cổ phiếu trong nước và toàn cầu.

Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán

1.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hang tiến hành giao dịch thong qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hang đó sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hiệu quả kinh tế của việc giao dịch đó.

Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty.

Công ty chứng khoán phải ký hợp đồng lưu ký với tổ chức lưu ký để lưu ký chứng khoán cho khách hàng. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch.

Tuỳ theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng SGDCK mà có thể phân chia thành nhiều loại môi giới khác nhau:

a.Môi giới dịch vụ (Full service Broker):

Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để trả trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư.

b.Môi giới chiết khấu (Discount Broker): là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứu thị trường.

c.Môi giới uỷ nhiệm hay môi giới thừa hành:

Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hang của công ty trên sàn giao dịch . Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng công ty, cũng có thể từ các môi giới đại diện.

Đây là loại nhà môi giới phổ biến nhất hiện nay tại VN.

d.Môi giới độc lập hay môi giới 2 đôla

Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch  giống như các công ty chứng khoán thành viên.

Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của SGDCK. Sở dĩ có điều này là tại các SGDCK nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của các công ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hang của mình và trả cho người môi giới này một số tiền nhất định.

Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đôla cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phiếu)nên người ta quen gọi là môi giới 2 đôla.

Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (Floor Broker), họ đóng một vai trò không khác gì môi giới thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập –tức họ không đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.

Các SGDCK thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện lệnh giao dịch và lệnh thị trường.

2.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán:

Nghiệp vụ tự doanh là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình.

Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết trên TTCK. Ngoài ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẳn để giao dịch trên TTCK.

-Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.

-Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hang trước lệnh của chính mình.

-Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hang trong trường hợp này.

-Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hang có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thong tin cho bên thứ ba mua/bán chứng khoán đó.

-Khi khách hang đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thong tin cho bên thứ ba mua/bán chứng khoán đó.

-Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hang trước khi lệnh của khách hang được thực hiện.

3.Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chưng skhoans còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chứng.

Hiện nay, Việt nam chỉ mới áp dụng hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn nhằm bảo vệ nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán.

Bảo lãnh cam kết chắc chắn: Hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không.

4.Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị lien quan đến chứng khoán.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán bao gồm:

a.Nội dung tư vấn đầu tư chứng khoán bao gồm các dịch vụ sau:

-Tư vấn chiến lược và kỹ thuật giao dịch

-Cung cấp kết quả phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán

b.Công ty chứng khoán phải thu thập và quản lý thong tin về khách hang đã được khách hàng xác nhận, bao gồm:

-Tình hình tài chính của khách hang

-Mục tiêu đầu tư của khách hàng

-Khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng

-Kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hang.

c.Các nội dung tư vấn trên phải có cơ sở hợp lý và phù hợp dựa trên thong tin đáng tin cậy, phân tích logic.

d.Công ty chứng khoán không được đảm bảo cho khách hàng kết quả đầu tư trừ trường hợp đầu tư vào những sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định; không được trực tiếp hay gián tiếp, bù đắp một phần hoặc toàn bộ các khoản thua lỗ của khách hang do đầu tư vào chứng khoán, trừ trường hợp việc thua lỗ của khách hang là do lỗi của công ty chứng khoán; không được quyết định đầu tư thay cho khách hang

e.Công ty chứng khoán không được tư vấn cho khách hang đầu tư vào chứng khoán mà không cung cấp đầy đủ thong tin cho khách hang.

f.Công ty chứng khoán không được có hành vi cung cấp thong tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hang mua bán một loại chứng khoán nào đó.

g.Công ty chứng khoán phải bảo mật các thong tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hang đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

h.Công ty chứng khoán phải tư vấn đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng.

k.Trong trường hợp khách hang không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của công ty chứng khoán theo danh mục trên, khách hang phải chịu trách nhiệm về kết quả tư vấn không phù hợp của công ty chứng khoán.

a.Tư vấn tài chính: bao gồm các dịch vụ sau:

-Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập DN, tư vấn quản trị công ty cổ phần.

-Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán

-Tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị DN

-Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật.

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gởi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hang, giúp khách hang thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán; là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung.

Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán bao gồm các dịch vụ sau:

-Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán các giao dịch chứng khoán cho khách hang.

-Cung cấp dịch vụ đăng ký chứng khoán đối với các chứng khoán phát hành riêng lẻ.

-Làm đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán phát hành riêng lẻ.

Nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam đang dần trở nên phức tạp hơn. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, dịch vụ môi giới chứng khoán ra đời và trở nên phổ biến. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về dịch vụ này dưới đây.

Tìm hiểu về môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán được quy định ở Luật chứng khoán 2019 là “việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”

Nhà môi giới chứng khoán được hiểu là một tổ chức, công ty hoặc cá nhân là người đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đưa ra lời khuyên đúng đắn cho khách hàng và vạch ra các hướng giao dịch có lợi.

Đây là một nghề có thu nhập đáng mơ ước nếu nó thực sự mang lại năng suất, nhưng nó cũng là một công việc có cường độ cao và áp lực cao. Dịch vụ môi giới chứng khoán giúp nhà đầu tư định hướng giao dịch sinh lời dựa trên sự hiểu biết, đánh giá, tích hợp và kiểm chứng thông tin trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, cổ phiếu và trái phiếu.