13 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đạt yêu cầu (thời gian này được tính như nhau cho tất cả các lần nộp hồ sơ).
Thứ ba, việc chỉ định giúp Chủ Đầu tư có thể duy trì được mối quan hệ hữu hảo với Nhà thầu phụ và kiểm soát được giao dịch
Không ít trường hợp mà ở đó Chủ Đầu tư và một (hoặc một số) Nhà thầu phụ chỉ định có mối quan hệ hữu hảo trong việc phát triển nhiều dự án khác nhau.
Thông qua cơ chế chỉ định (i) Chủ Đầu tư và Nhà thầu phụ chỉ định vẫn sẽ duy trì được các cơ hội để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; (ii) Chủ Đầu tư có thể đặt ra các yêu cầu và điều kiện mà Nhà thầu phụ cần tuân thủ, đổi lại Nhà thầu phụ chỉ định sẽ nhận được các lợi ích này thông qua chỉ dẫn của Chủ Đầu tư đến Nhà thầu chính/Tổng thầu.
Thứ nhất, Chủ Đầu tư thuận tiện trong việc thu xếp và lên kế hoạch triển khai dự án khi giữ quyền chỉ định Nhà thầu phụ
Dù các nguồn lực và cơ sở của Chủ Đầu tư cho Dự án chưa được thiết lập đầy đủ, chẳng hạn việc hoàn thiện thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật hoặc chi tiết tiến độ thi công tổng thể trước khi Chủ Đầu tư mời thầu, nhưng với quy định về việc Chủ Đầu tư sẽ chỉ định Nhà thầu phụ trong thời gian phù hợp và chỉ rõ một hoặc một số phần công việc của dự án sẽ được thực hiện bởi Nhà thầu phụ chỉ định ngay tại hồ sơ thầu sẽ giúp cho Chủ Đầu tư vừa sớm triển khai dự án, vừa có thể hoàn hiện các thủ tục/vấn đề liên quan.
Các hạng mục công việc nhất định mà Nhà thầu phụ chỉ định thực hiện sẽ được xác định trên cơ sở của một “tổng tạm tính” (“Provisional Sum”) hoặc sẽ được triển khai trên cơ sở “giá gốc” (“Prime Cost Sum”) và cho phép Nhà thầu chính/Tổng thầu có thể được hưởng chi phí quản lý, điều hành và lợi nhuận định mức (Profit & Attendane” – P&A). Khi đó, nhiệm vụ của Nhà thầu chính/Tổng thầu là tính toán giá trị (hoặc tỷ lệ phần trăm) cho P&A.
Trong một số trường hợp khác khi những hạng mục công việc cần thời gian thực hiện dài hơn thời gian để thực hiện những công việc chính của dự án thì việc chỉ định một Nhà thầu phụ trước khi chọn Nhà Thầu chính/Tổng thầu sẽ giúp triển khai các hạng mục đó được thực hiện kịp thời và đồng bộ với tiến độ dự án, không bị gián đoạn, trễ nãi.
Nhà thầu phụ chỉ định với Những Hạn Chế và Bất Cập theo Luật Việt Nam
Như vậy, có thể hiểu rằng Chủ Đầu tư không được tự do chỉ định Nhà thầu phụ mà chỉ được chỉ định Nhà thầu phụ trong một số trường hợp nhất định và việc chỉ định đó phải được quy định trong hợp đồng giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu chính/Tổng thầu.
Nói cách khác, quyền chủ động của Chủ Đầu tư trong việc chỉ định Nhà thầu phụ, lên kế hoạch triển khai dự án sao cho phù hợp nhất, tốt nhất với đặc thù và bối cảnh của dự án: bị hạn chế.
Hơn nữa, với các quy định nêu trên thì đồng nghĩa việc chỉ định Nhà thầu phụ của Chủ Đầu tư chỉ có thể diễn ra sau khi hợp đồng chính giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu chính/Tổng thầu đã được ký kết và không thể có trường hợp nào mà ở đó việc chỉ định có thể diễn ra trước khi hợp đồng chính được ký kết.
Ngoài ra, việc Chủ Đầu tư chỉ định Nhà thầu phụ để thực hiện các công việc của Nhà thầu chính/Tổng thầu khi Nhà thầu chính/Tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng có thể không có ý nghĩa thực tiễn hoặc nếu được áp dụng sẽ dẫn tới nhiều rủi ro cho việc phát triển dự án, bởi vì:
Thứ nhất, một khi Nhà thầu chính/Tổng thầu đã không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng thì Chủ Đầu tư nên được dùng quyền chấm dứt (cắt bỏ) một phần công việc của Nhà thầu chính/Tổng thầu và chuyển giao công việc đó cho nhà thầu khác. Khi đó, nhà thầu khác sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Chủ Đầu tư để triển khai các công việc được cắt bỏ nhằm hạn chế các rủi ro của việc tiếp tục triển khai Dự án bởi Nhà thầu chính/Tổng thầu.
Thứ hai, nếu Dự án vẫn tiếp tục được triển khai dưới danh nghĩa của Nhà thầu chính/Tổng thầu và chỉ bổ nhiệm Nhà thầu phụ – người sẽ trực tiếp thực hiện công việc đó của Dự án thì cũng có nghĩa nguy cơ Nhà thầu chính/Tổng thầu tiếp tục không tuân thủ các quy định của hợp đồng vẫn hiện hữu hoặc rủi ro từ việc Nhà thầu phụ chỉ định không nhận được những khoản thanh toán từ Chủ Đầu tư thông qua Nhà thầu chính/Tổng thầu là rất tiềm tàng và trực tiếp ảnh hưởng tới việc triển khai Dự án.
Cuối cùng, Chủ Đầu tư có thể (thông qua một thỏa thuận trước với Nhà thầu chính/Tổng thầu) cung cấp các tiện ích công trường cho Nhà thầu phụ chỉ định. Việc sử dụng, chi trả các chi phí phát sinh (nếu có) sẽ do Nhà thầu chính/Tổng thầu tự thu xếp và thống nhất với Nhà thầu phụ chỉ định. Chủ Đầu tư can dự vào vấn đề này một cách ít nhất.
Tất nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích mà Chủ Đầu tư có thể nhận được, thì việc lạm dụng cơ chế chỉ định có thể gây ra những rủi ro nhất định cho việc phát triển dự án như khả năng kiểm soát, điều phối và quản lý của Nhà thầu chính/Tổng thầu, chất lượng của những Nhà thầu phụ được chỉ định cũng như khả năng chia tách các gói thầu khác nhau của Chủ Đầu tư.
Xây Dựng Mẫu Hợp Đồng Thầu Phụ Chuẩn Mực
Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành mẫu hợp đồng thầu phụ dùng cho hoạt động xây dựng, lắp đặt. Do vậy, các Nhà thầu chính/Tổng thầu thường phải tự chuẩn bị một (hoặc một số) mẫu hợp đồng thầu phụ phục vụ cho các mục đích riêng của mình và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp Nhà thầu phụ chỉ định được sử dụng, Chủ Đầu tư thường có xu hướng sử dụng một (số) mẫu hợp đồng thầu phụ được các tổ chức uy tín trên thế giới, chẳng hạn FIDIC ấn hành.
Hai mẫu hợp đồng thầu phụ ấn hành năm 1994 và năm 2011 được FIDIC kiến nghị dùng chung với mẫu hợp đồng thầu chính được phát hành năm 1987 và năm 1999, là hai mẫu hợp đồng phổ biến nhất hiện nay và được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Trên cơ sở áp dụng hai mẫu hợp đồng thầu phụ do FIDIC phát hành và thực tiễn tham gia tư vấn cho một số Nhà thầu chính/Tổng thầu danh tiếng tại Việt Nam, CNC đã đúc kết và soạn thảo hoàn chỉnh mẫu hợp đồng thầu phụ dựa trên các chuẩn mực, ý định được Hiệp Hội Các Kỹ Sư Tư Vấn truyền tải và với mục tiêu khắc phục các rủi ro, tranh chấp của các bên mà CNC đã giải quyết trong thực tiễn hành nghề.
Chúng tôi hy vọng mẫu hợp đồng thầu phụ mà CNC xây dựng sẽ là cơ sở tham khảo đáng tin cậy và là công cụ hữu hiệu cho Nhà thầu chính/Tổng thầu sử dụng để đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những vấn đề quan trọng của hợp đồng thầu phụ sẽ được đề cập và được cấu trúc tốt nhất với mục tiêu tối thượng bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia vào hợp đồng cũng như giá trị mà Chủ Đầu tư mong muốn hướng đến và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành
Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Cộng Sự Cấp Cao
CNC© | A Boutique Property Law Firm
28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức,
T: (+84-28) 6276 9900 | F: (+84-28) 2220 0913
cnccounsel.com | [email protected]
Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.
[1] Tham khảo Khoản 12 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
[2] Hơn nữa, các quy định hướng dẫn chi tiết, thi hành Luật Xây dựng 2003, Luật Xây dựng 2014 về cơ bản chỉ hạn chế trong phạm vi áp dụng đối với các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và/hoặc chủ thể tham gia các hợp đồng xây dựng đó liên quan đến chủ thể là nhà nước.
[3] Tham khảo Điều 1.8, Mẫu Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng Công Trình, ban hành kèm theo Thông tư 09/2011/TT-BXD ngày 28 tháng 06 năm 2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
[4] Tham khảo Điều 2.12, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
[5] Thực tế, quy định về Nhà thầu phụ này được được tiếp thu từ Thông tư 09/2011/TT-BXD: Tham khảo Điều 14.2.a, Mẫu Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng Công Trình, ban hành kèm theo Thông tư 09/2011/TT-BXD ngày 28 tháng 06 năm 2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
[6] Tham khảo Khoản 2 Điều 9, Thông tư 09/2016/TT-BXD, hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình.
[7] Tham khảo thêm tại Khoản 4.4(d) [Nhà Thầu Phụ], Khoản 4.5 [Nhượng Lại Lợi Ích Của Hợp Đồng Thầu Phụ], FIDIC Red Book 1999.
[8] Tham khảo thêm tại Khoản 5.4 [Bằng Chứng Thanh Toán], FIDIC Red Book 1999.
[9] Tham khảo thêm tại Điều 14.3, Mẫu Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng Công Trình, ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
[10] Tham khảo Điều 4.4 [Nhà thầu phụ], FIDIC Red Book 1999. Tham khảo Điều 77.2(c), Điều 86.2(c), Điều 113.2(l), Luật Xây dựng 2014.
[11] Tham khảo Khoản 5.2 [Phản Đối Việc Chỉ Định], FIDIC Red Book 1999.
[12] Tham khảo Khoản 4.4 [Nhà Thầu Phụ], FIDIC Red Book 1999.
[13] Tham khảo Khoản 3 Điều 11, Thông tư 09/2016/TT-BXD, hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình.