Melde dich an, um fortzufahren.

Đánh mất mầm thiện vì lối sống thờ ơ

Song song với câu chuyện giáo dục kỹ năng sống, chủ đề đầu tiên này cũng mở ra một câu chuyện khác: sự thờ ơ, vô cảm của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z.

Chuyên gia Kim Sao Nhua nhìn nhận, sống vô cảm đã trở thành hiện tượng của một bộ phận giới trẻ. Nguyên nhân một phần là do cuộc sống quá vội vã nên các bạn đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để có thể sống ấm áp hơn, hoặc quan tâm hơn đến người khác. Chính vì lối sống vội đó đã khiến không chỉ các bạn mà rất nhiều người trong chúng ta vô tình đánh mất đi mầm thiện của mình. Cô đưa ra giải pháp, phải nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ phát xuất từ đâu để khắc phục sự thờ ơ, vô cảm ấy. Nếu ta sống đủ lắng, chúng ta sẽ nhận ra vấn đề lớn nhất nằm ở bản thân mỗi người.

Bản thân cô Kim Sao Nhua là một tấm gương nỗ lực. Cô kể, "ngày xưa gia đình nghèo nên bị người ta khinh, thậm chí má tôi nói chuyện mà hàng xóm cũng sợ bị mượn gạo. Nỗ lực để thành công, để giỏi hơn chưa đủ. Phải sống chậm hơn và yêu thương hơn để dưỡng hạt mầm thiện lành trong tâm hồn mình", cô bộc bạch.

Thầy Nguyễn Thái Dương chia sẻ tuy chuyên môn hiện tại gắn liền với tiếng Anh nhưng anh luôn lồng ghép các vấn đề về kỹ năng sống, yêu thương vào trong các bài giảng

Khi được hỏi có nên mở ra các lớp học để giáo dục cách yêu thương không, thầy Nguyễn Thái Dương nói: "Tuy yêu thương là một bản năng từ thuở lọt lòng của con người, nhưng không phải cứ yêu thương là tất yếu sẽ đúng, bởi vì có những sự yêu thương cần được giáo dục, cần phải học để tình yêu thương ấy được nảy mầm, lan tỏa một cách đúng đắn".

Những 'người hùng' không nhận là 'người hùng': Cứu được người là vui rồi

Giáo dục kỹ năng sống luôn cần thiết ở bất cứ đâu

Chủ đề đầu tiên của buổi tọa đàm xoay quanh việc trang bị, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng như thanh thiếu niên để các em có cuộc sống an toàn, lành mạnh, toàn diện hơn. Bà Chế Ngọc Bảo Trân cho biết, ở TP.HCM, trong bối cảnh hiện nay, mảng giáo dục kỹ năng sống rất được chú trọng, các trung tâm giáo dục rất chú ý đến vấn đề này.

Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm (từ phải qua): thầy giáo Nguyễn Thái Dương, bà Chế Ngọc Bảo Trân, chuyên gia tâm lý Kim Sao Nhua, ca sĩ Ngọc Ánh và MC Trúc Huỳnh

Cô Kim Sao Nhua, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhận xét việc giáo dục kỹ năng là công việc lâu dài và tốn rất nhiều nguồn lực, đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ, thấu hiểu giữa phụ huynh và các em.

Thầy giáo Nguyễn Thái Dương tâm sự: "Kỹ năng sống là vấn đề rất rộng. Bản thân tôi từ khi là sinh viên đại học đã lưu tâm vấn đề này, nhất là kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình... Bây giờ chuyên môn của tôi là dạy tiếng Anh nhưng tôi luôn tìm hiểu về các kỹ năng sống, luôn cố gắng lồng ghép, tích hợp vấn đề này vào trong các bài giảng".

Chia sẻ từ góc độ một người mẹ, ca sĩ Ngọc Ánh cho biết con chị học được nhiều kỹ năng sống ở văn hóa Mỹ trong thời gian theo chị qua xứ cờ hoa

Ca sĩ Ngọc Ánh mang đến những chia sẻ rất thực tế. Chị nói: "Tôi tham dự buổi tọa đàm hôm nay với tư cách là một người mẹ. Tôi luôn dạy con những điều gần gũi nhất: dạy con tính độc lập, con phải chịu trách nhiệm cho những điều con làm, không đổ lỗi; dạy con từ việc nhỏ nhất như đặt báo thức và dậy đúng giờ...

Điều tiếp theo tôi dạy con là kỹ năng sinh tồn. Ví dụ như ở trường, tôi dạy con cách làm sao không bị bắt nạt". Chị cho biết thêm, "có một thời gian, tôi mang con qua Mỹ (lúc con 9 tuổi), và một trong những điều tôi thấy được là người ta không dạy con cái 'share food' (chia sẻ thức ăn) với nhau vì họ phòng tránh việc dị ứng thực phẩm. Hoặc họ cũng rất nghiêm chuyện xả rác. Do đó con tôi cũng quan sát và học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống ý nghĩa, thiết thực".