ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Việc nắm rõ

Vì sao phải Thông báo với Bộ Công Thương?

Thông báo với Bộ Công Thương là bắt buộc đối với website thương mại điện tử nhằm để đảm bảo sự tuân thủ các quy định, quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại và sản xuất. Dưới đây là một số lý do quan trọng:

Yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

Khi website được thông báo là đã đăng ký thành công, Nhà bán hàng hoàn toàn có thể gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương là website đã đăng ký thành công. Với việc có dấu xác thực từ chính Bộ Công Thương, đó là sự khẳng định về những thông tin mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp cho Bộ Công Thương đã qua kiểm duyệt, và khách hàng có thể tin tưởng vào độ xác thực của website mà doanh nghiệp, cá nhân tạo ra để kinh doanh.

Nâng cao được lòng tin của khách hàng, chính là một cách để nâng cao uy tín của website doanh nghiệp.

Khi website được đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương, điều đó đồng nghĩa website, hay rõ hơn doanh nghiệp, cá nhân lập ra website, đã tuân thủ theo các quy định của Bộ Công Thương và được xác nhận, kiểm duyệt về độ chính xác. Đây là cơ sở để khách hàng có những căn cứ xác thực để tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân bán hàng.

Điều này giúp người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của Nhà bán hàng hơn vì trong vô vàn những doanh nghiệp, cá nhân bán hàng, việc có sự xác nhận của Bộ Công Thương, là một điều cần thiết để khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.

Ngành Công nghệ truyền thông học những gì?

Sinh viên học ngành Công nghệ truyền thông được trang bị khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia…) và kỹ năng quản trị sản xuất. Người học được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, Marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian,…), kỹ năng làm việc trong tổ chức,… Các môn học đầy hấp dẫn và bổ ích trong ngành Công nghệ truyền thông bao gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Quản trị truyền thông Marketing tích hợp, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xuất bản Truyền thông, Xây dựng chương trình Truyền hình, Kỹ xảo Điện ảnh số - Digital FX,... Để đầu tư kiến thức một cách bài bản, các bạn có thể tìm hiểu những địa chỉ đào tạo uy tín ngành Công nghệ truyền thông như: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên,... Chọn học ngành Công nghệ truyền thông tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), là một trong những trường đại học tiên phong đào tạo chương trình song ngữ, với các môn học bằng tiếng Anh chiếm 50% thời lượng học tập, bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp hiện đại, học tập trong môi trường quốc tế, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn, gắn liền thực tiễn được liên tục cập nhật từ các trường Đại học tiên tiến của Anh, Mỹ. Với những thông tin vừa cung cấp ở trên, chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ngành Công nghệ truyền thông là gì? Học những gì? sẵn sàng và yên tâm cho những bước tìm hiểu tiếp theo như điều kiện tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mức điểm trúng tuyển ngành này qua các năm,...

Website thương mại điện tử là gì?

Được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/20213/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử, website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu háng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Điều 24, 25 Nghị định này phân loại website thương mại điện tử ra làm 2 loại chính:

là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử, Website đấu giá trực tuyến, Website khuyến mại trực tuyến, Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Website cần phải thông báo với Bộ Công Thương bao gồm

Các website Thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Dù không bán hàng trực trực tuyến, chỉ cần có hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu bằng hình ảnh, thông tin… cũng được xếp vào website thương mại điện tử bán hàng.

Theo mục 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”

Do đó các website chỉ giới thiệu về Công ty, hoặc dịch vụ, hoặc hàng hóa mà không có chức năng đặt hàng hoặc thanh toán trực tuyến thì vẫn phải phải thông báo với Bộ Công Thương.

Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

"Ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì?" là vấn đề các bạn cần làm rõ nếu có nguyện vọng theo học ngành này

Ngành Công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology ) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Hiện nay, ngành Công nghệ  thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Công nghệ thông tin hầu như được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động hóa kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Sau khi tìm hiểu khái niệm Ngành Công nghệ thông tin là gì?, chúng ta hãy cũng nhau làm rõ câu hỏi tiếp theo cũng không kém quan trọng  ngành Công nghệ thông tin học những gì?. Ngành Công nghệ thông tin học những gì? Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như  Mạng máy tính, Hệ thống thông tin doanh nghiệp, An toàn không gian mạng, Trí tuệ nhân tạo...  Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin....Ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),... sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp về sau: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,…Đặc biệt, tại UEF, sinh viên còn được tăng cường trang bị ngoại ngữ, các kỹ năng nghề nghiệp, tham gia quá trình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của trường. Với nền móng kiến thức, kỹ sư hay cử nhân công nghệ thông tin hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động, góp phần vào sự phát triển của nền công nghệ nước nhà. Từ những thông tin bài viết vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì?”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.