Với nhiều nhà văn, Thăng Long - Hà Nội là một đề tài vô tận để họ thả hồn mình theo ngòi bút. Từ xa xưa, mảnh đất kinh kì Thăng Long đã đi vào những câu ca dao mê đắm lòng người. Cho đến hôm nay và mãi về sau, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm nữa ngợi ca vẻ đẹp của Hà Nội. Là người Hà Nội, cả cuộc đời sống ở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam có cái cảm nhận rất riêng về chốn thủ đô ngàn năm tuổi. Trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phuờng” ông nhìn Hà Nội không qua con mắt của một nhà nghiên cứu, mà qua con mắt của một nhà thơ, một người yêu Hà Nội như máu thịt mình vậy. Tất cả Hà Nội hào hoa và thanh lịch, Hà Nội bình dị mà lại quý phái hiện lên dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn. Dưới cái nhìn độc đáo của ông, Hà Nội của một thời hiện ra thật thú vị. Nó thú vị ngay từ những chủ đề mà tác giả tìm hiểu. Từ những quán hàng nổi tiếng với những món ăn chơi của nhà giàu cho đến những món ăn vô cùng bình dân, nhưng dưới ngòi bút của tác giả tất cả vẫn hiện lên đầy quyến rũ. Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội, đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Ông cho rằng: "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Bao nhiêu ý tốt, tình hay gửi vào trong một chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường". Ông khẳng định: "Quà... tức là người". Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút của ông miêu tả thật kỹ lưỡng cái cách mà người Hà Nội làm các loại quà và thưởng thức chúng ra sao. Riêng một thứ quà của lúa non là cốm, ông viết: "Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ Việt Nam". Rồi về cách thưởng thức cốm, ông viết: "Cốm không phải là thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ, người ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi thơm ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ." Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn đề cập đến những số phận con người Hà Nội một thời, những con người bình dị mà vẫn toát lên vẻ hào hoa thanh lịch. Từ bà cụ bán xôi, cô Dần bán nước chè cho đến các cô me, tức là những cô lấy chồng Tây, họ dù ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn hiện lên cái phẩm chất đặc trưng của người đất kinh kì kẻ chợ. Rồi thì những phong tục tập quán một thời mà cho đến ngày nay đã lùi vào quá khứ, đã nhạt phai theo năm tháng, tác giả cũng kể ra những trang viết đặc sắc của mình. Còn rất nhiều, rất nhiều điều thú vị không thể kể hết ra ở đây. Dẫu không phải là một tác phẩm đồ sộ, không chọn ra những chủ đề to tát, song cuốn Hà Nội 36 phố phường của nhà văn Thạch Lam vẫn được nhiều thế hệ độc giả đón nhận một cách trân trọng. Đó không chỉ bởi vì tình cảm với một nhà văn nổi tiếng của đất kinh kì, mà trên hết vì đó là tình yêu vô bờ bến với mảnh đất thủ đô ngàn năm yêu dấu. Trong số những người yêu Hà Nội, tôi tin, Thạch Lam là người yêu Hà Nội hơn cả. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch đến nhã nhặn, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Biết bao nghệ thuật trong một bức tranh nhỏ mà sắc nét về Hà Nội yêu dấu. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. “Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách - tập bút ký nổi tiếng này. Cuốn sách “ Hà Nội băm sáu phố phượng hiện đang có trên Thư viện nhà trường, rất mong được phục vụ thầy cô và các em. Buổi tuyên truyền giới thiệu sách đến đây là kết thúc Xin chân thành cám ơn sự quan tâm lắng nghe của các thầy cô giáo và các em học sinh. Hẹn gặp lại thầy cô và các em trong buổi giới thiệu sách lần sau!
+ Tóm tắt Một người Hà Nội (ngắn nhất)
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 1
Nhân vật chính trong truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn giữ được phẩm chất và nét văn hóa của Hà Nội. Cô Hiền là một người thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm. Khi còn trẻ cô là người yêu thích văn chương. Khi lấy chồng cô luôn quán xuyến gia đình và dạy dỗ con cái từ cách đi đứng, ăn nói.... sao cho nổi bật được nét văn hóa của một người Hà Nội. Khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, cô vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều. Cô luôn dạy con sống với cốt cách nguyên vẹn của người Hà Nội và không ngại cho con ra chiến trường. Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, cô Hiền cũng vẫn giữ trọn cốt cách của mình và thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp phía trước.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 2
Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 3
Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu của nhân vật tôi về gia cảnh, cách ăn, cách mặc của cô Hiền và hoàn cảnh xuất thân của cô.
Những năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật tôi” từ chiến khu về Hà Nội, đến thăm cô Hiền, cô thẳng thắn bày tỏ những nhận xét của mình: nói về niềm vui và cả những điều có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.
Thời kì đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua những biến đổi của xã hội.
Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội với việc đồng ý cho hai con trai tình nguyện đăng kí tòng quân.
Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng - người con đầu của cô Hiền - trở về. Trong bữa tiệc, Dũng đã kể về Tuất, người đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu.
Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải - trái, tốt - xấu. Nhân vật tôi” từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Từ câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 4
“Một người Hà Nội” kể về nhân vật trung tâm là cô Hiền qua lời kể của nhân vật tôi sau khi từ chiến khu về tiếp quản thủ đô anh đến thăm nhà cô chú. Nhớ lại thời còn trẻ cô là một người tài hoa, giỏi văn chương, giao thiệp với đủ với các loại thanh niên là văn nghệ sĩ hay công tử nhà giàu nhưng cuối cùng cô chọn cho mình người chồng là một ông giáo dạy cấp Tiểu học chăm chỉ, hiền lành. Cô là một người vợ đảm đang, trong gia đình luôn có những nề nếp, quy củ chuẩn mực của người Hà Nội thanh lịch, duyên dáng. Cô rất thực tế và quyết đoán, biết tính toán cho chu toàn. Ở trong nhà cô dạy dỗ con cái từ cách đi đứng, nói năng, ứng xử với mọi người….để có thể gìn giữ nét văn hóa Hà Nội đến việc kinh doanh. Cô có bộ mặt tư sản, một lối sống tư sản nhưng lại không bóc lột ai cả nên không thể là tư sản cô tuyên bố rõ ràng như vậy. Cô nói về chế độ mới ở miền Bắc có niềm vui nhưng cũng có phần hơi cực đoan khi chính phủ can thiệp vào việc của dân quá cô tìm mọi cách để thích nghi, chèo chống con thuyền gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn.
Khi miền Bắc rơi vào âm mưu phá hoại bằng không quân của Mĩ cô răn dạy con về cách sống “phải biết tự trọng, biết xấu hổ” dù đau đớn, xót xa nhưng cô vẫn bằng lòng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn có nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trong.”
Năm 1975 khi đất nước được toàn vẹn lãnh thổ bước vào thời kì đổi mới xây dựng đất nước cô Hiền vẫn là người Hà Nội thuần túy không pha trộn. Cô kể về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn thể hiện niềm tin vào cuộc sống tương lai tốt đẹp.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 5
Cô Hiền là một người Hà Nội rất bình thường. Cô đã cùng với Hà Nội trải qua nhiều biến động và thăng trầm của đất nước, nhưng không vì thế mà cô làm mất đi vẻ đẹp, văn hóa của con người Hà Nội. Cô Hiền luôn sống thẳng thắn, sống chân thành, luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ chững mực của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
Nhớ đến thời trẻ, cô Hiền luôn được mệnh danh là một người tài hoa, yêu thích những tác phẩm văn chương, cô giao thiệp rộng, đủ các loại thanh niên từ con nhà giàu, đến nghệ sĩ văn nhân, nhưng cô chọn một người không hề lãng mạn, một anh giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ để làm chồng. Cô luôn quản lí gia đình và dạy dỗ con cái rất cẩn thận, chu đáo từ cách ăn nói, đi đứng để có thể giữ gìn văn hóa Hà Nội.
Hòa bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền vui vẻ nói về những vấn xung quanh, về niềm vui chiến thắng. nhưng bên cạnh đó cô cũng nói về những cái cực đoan, tồn động của cuộc sống xung quanh theo cô thấy, chính phủ đã quá can thiệp vào nhiều việc của dân …. Cô là người tính toán chu đáo, khôn khéo và đã tính là làm, không bao giờ để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.
Miền Bắc rơi vào âm mưu phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ. Thấy cảnh đó, cô không ngừng nhắc nhở và con cách sống phải “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống sao cho đúng với con người Hà Nội. Dù đau đớn, nhưng cô vẫn cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Vào mùa xuân 1975, đất nước toàn thắng, bước vào thời kỳ đổi mới, một thời đại kinh tế thị trường mở ra, nhưng cô Hiền vẫn vậy vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Cô Hiền lại nói về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, với niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 6
Truyện kể về cô Hiền, một người Hà Nội lưu giữ được những nét thanh lịch, và những phẩm cách tốt đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Dù trải qua bao biến đổi của xã hội, cô Hiền vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp, cô dạy con cách ăn nói, đi đứng, ứng xử của người Hà Nội, khi con xin vào chiến trường, cô không phản đối mà còn động viên con lên đường. Nhân vật "tôi" dù đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng mỗi lần ra Hà Nội đều ghé qua thăm cô Hiền.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 7
Cô Hiền là người Hà Nội gốc, dù trải qua những năm tháng chiến tranh đầy biến động, cô Hiền vẫn giữ được những phẩm cách tốt đẹp của con người Hà Nội. Khi còn trẻ, cô Hiền là người thẳng thắn, yêu thích văn chương, khi xây dựng gia đình cô quán xuyến mọi việc nhà cửa, nuôi dạy con cái, đặc biệt là dạy cho con những nét đẹp trong ứng xử, ăn nói của người Hà Nội. Yêu con nhưng cô cũng là người yêu nước, tôn trọng quyết định của con, cô đồng ý cho con ra chiến trường thực hiện nhiệm vụ với đất nước. Khi đất nước đã giải phóng, cô Hiền vẫn giữ trọn những vẻ đẹp của người Hà Nội và hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 8
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, cái bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
Thời trẻ, cô Hiền là một người tài hoa, yêu thích văn chương, giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi chọn chồng cô không hề lãng mạn mà chọn ông anh giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Cô tính toán kĩ lưỡng khi quản lí gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, đi đứng sao cho thể hiện được nét văn hoá của người Hà Nội.
Hòa bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, theo cô chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá. Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.
Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 9
Nhân vật chính trong truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội, cùng đất nước trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn giữ được phẩm chất và nét văn hóa tốt đẹp của Hà Nội. Cô Hiền là một con người thẳng thắn, không giấu giếm những quan điểm của mình. Khi còn trẻ cô là người yêu thích văn chương. Khi lấy chồng cô luôn quán xuyến công việc gia đình và dạy dỗ con cái từ cách đi đứng, ăn nói.... sao cho nổi bật được nét đẹp văn hóa của một người Hà Nội. Khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, cô vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều. Cô luôn dạy con mình sống với cốt cách nguyên vẹn của người Hà Nội và không ngại cho con ra chiến trường. Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, cô Hiền cũng vẫn giữ trọn cốt cách của mình và thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp phía trước.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 10
Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu của nhân vật tôi về thực tế cuộc sống, phong cách sinh hoạt và địa vị gia đình cô Hiền. Trong giai đoạn đầu ở Hà Nội sau thời kỳ chiến tranh, nhân vật tôi từ chiến khu quay về thăm cô Hiền, bày tỏ quan điểm về niềm vui và những khía cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội. Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, khi cuộc sống đầy khó khăn, cô Hiền khéo léo tìm kiếm công việc phù hợp với chủ trương và chính sách của chế độ mới, từng bước chèo chống con thuyền gia đình qua những biến động của xã hội.
Miền Bắc phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống biết tự trọng, biết xấu hổ”, và tán thành cho hai con trai tham gia tình nguyện nhập ngũ.
Năm 1975, niềm vui của cả nước với chiến thắng lớn. Vợ chồng nhân vật tôi đến tham gia buổi liên hoan mừng Dũng - người con trưởng của cô Hiền - trở về. Trong bữa tiệc, Dũng chia sẻ về Tuất, đồng đội hi sinh, và mẹ Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu.
Xã hội trong giai đoạn đổi mới đầy đủ thách thức và cơ hội. Nhân vật tôi từ Hồ Chí Minh ghé thăm cô Hiền, giữa bối cảnh sôi động của kinh tế thị trường, cô vẫn là người Hà Nội đích thực, thuần túy, không bị lẫn lộn”. Truyện về cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là biểu tượng cho niềm tin vào một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 11
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là cô Hiền, một người con của Hà Nội, đã trải qua những biến động lớn của đất nước, nhưng vẫn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp và nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.
Cô Hiền, một phụ nữ thẳng thắn, không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình. Từ khi còn trẻ, cô đã có tình yêu sâu sắc với văn chương. Trong hôn nhân, cô không chỉ là người quản lý gia đình mà còn là người hướng dẫn con cái, từ cách ứng xử, lối nói chuyện... để thể hiện đúng vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội.
Khi hòa bình trở lại ở miền Bắc, cô Hiền thể hiện niềm vui một cách rộn ràng, có lẽ nói nhiều hơn. Cô luôn khuyến khích con cái sống với tinh thần nguyên vẹn của người Hà Nội và không do dự khi cho con đi chiến đấu vì đất nước. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, cô vẫn giữ nguyên bản tính của mình và khẳng định niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 12
Cô Hiền, người Hà Nội bình dị, là người đã đồng hành cùng thủ đô qua những biến động lịch sử. Tuy nhiên, điều đó không khiến cho cô mất đi vẻ đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Với tính cách thẳng thắn và chân thành, cô luôn tỏ ra mình trong mọi tình huống, không ngần ngại bày tỏ quan điểm và thái độ chặt chẽ đối với xã hội xung quanh.
Trong những năm trẻ, cô Hiền được biết đến là một người tài năng, đam mê văn chương, và đã tạo dựng mạng lưới giao lưu với nhiều thanh niên từ những gia đình giàu có đến những nghệ sĩ văn hóa. Tuy nhiên, cô lại chọn lấy một ông giáo dạy Tiểu học hiền lành, không lãng mạn để làm chồng. Quản lý gia đình với sự chu đáo, cô dạy dỗ con cái từ cách ăn nói đến thái độ, giữ gìn văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Trong giai đoạn miền Bắc lập lại hòa bình, cô Hiền chia sẻ niềm vui với cuộc sống bình yên, nhưng cũng không quên nhắc nhở về những vấn đề cực đoan, sự tồn động trong xã hội, theo cách nhìn của mình, chính phủ can thiệp quá nhiều vào đời sống của người dân. Cô là người tính toán, khôn khéo, luôn đặt lợi ích gia đình lên hàng đầu mà không để ý đến những lời đàm tiếu xã hội.
Trong giai đoạn khó khăn của miền Bắc khi phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, cô Hiền tiếp tục truyền đạt cho con cái về tinh thần tự trọng, biết xấu hổ”, và ủng hộ con trai tham gia tình nguyện nhập ngũ mặc dù đau lòng. “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Năm 1975, với niềm hạnh phúc của chiến thắng, cô Hiền vẫn giữ được bản sắc “người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Những chia sẻ về cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn của cô là biểu tượng cho niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 13
“Một người Hà Nội” kể về nhân vật trung tâm là cô Hiền qua lời kể của nhân vật tôi sau khi từ chiến khu về tiếp quản thủ đô. Nhớ lại thời còn trẻ, cô là người tài năng, yêu văn chương, quen biết với nhiều thanh niên văn nghệ sĩ và công tử nhà giàu. Tuy nhiên, cô đã chọn một ông giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành làm chồng. Cô là người vợ đảm đang, duyên dáng, giữ nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội.
Cô Hiền thực tế và quyết đoán, biết tính toán cho chu toàn. Trong gia đình, cô dạy dỗ con cái về lối sống và văn hóa Hà Nội. Cô có vẻ ngoại hình tư sản, nhưng không bóc lột người khác. Cô thích ứng với chế độ mới ở miền Bắc, tìm cách vượt qua khó khăn gia đình khi chính phủ can thiệp quá mức.
Khi miền Bắc bị tấn công bằng không quân Mĩ, cô dạy con sống với tư duy “phải biết tự trọng, biết xấu hổ”. Cô bằng lòng để con trai tham gia chiến đấu vì không muốn con sống dựa vào sự hy sinh của người khác.
Năm 1975, khi đất nước thống nhất, cô Hiền vẫn giữ nguyên bản tính Hà Nội thuần túy. Cô chia sẻ về niềm tin vào tương lai qua câu chuyện về cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 14
Truyện kể về cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, sinh ra trong gia đình giàu có và lương thiện, gây ấn tượng mạnh cho nhân vật “tôi”.
Thời trẻ, cô tỏa sáng trong giới văn học, gặp gỡ với những nhà văn trí thức. Khi lập gia đình, cô quyết định lấy một ông giáo Tiểu học, điều khiến nhiều người ngạc nhiên. Suốt thời kỳ kháng chiến, vợ chồng cô sống đoàn kết, sung túc, duy trì lối sống lịch lãm giữa bối cảnh khó khăn.
Cô Hiền, mặc dù có vẻ ngoại hình tư sản, nhưng không bao giờ bóc lột người khác. Khi con trai lớn quyết định nhập ngũ, cô ủng hộ quyết định. Năm 1975, khi con trai trở về với tư cách thượng úy, cô tổ chức bữa tiệc mừng như mọi tháng. Nhân vật “tôi” sống ở Sài Gòn nhưng luôn ghé thăm cô Hiền mỗi khi đến Hà Nội. “Tôi” bày tỏ lo lắng về thái độ giảm phẩm chất của người Hà Nội hiện nay, và cô Hiền chia sẻ về cây si bật gốc vì bão tại đền Ngọc Sơn.
Tóm tắt Một người Hà Nội - Mẫu 15
Cô Hiền, người con gốc Hà Nội, vượt qua những thời kỳ chiến tranh hỗn loạn, vẫn giữ nguyên những phẩm cách tốt đẹp của dân tộc Hà Nội.
Thanh xuân, cô là người mạnh mẽ, đam mê văn chương. Trong hành trình xây dựng gia đình, cô chăm sóc mọi phương diện, dạy dỗ con cái, đặc biệt là truyền đạt những giá trị ứng xử, lối nói duyên dáng của người Hà Nội. Yêu thương con cái, nhưng cô cũng là người yêu nước, tôn trọng sự quyết định của con. Cô hỗ trợ con tham gia chiến trường, đồng hành với đất nước.
Sau khi đất nước giành độc lập, cô Hiền vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của người Hà Nội, hướng về tương lai rạng ngời và tươi sáng.
Để học tốt bài học Một người Hà Nội lớp 12 hay khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác: