Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) là đại học kinh tế hàng đầu cả nước. Nơi đây đã là bệ phóng cho hàng loạt tỷ phú tự thân, trong đó có những thành viên sáng lập Thế giới Di động và Digiworld.

Doanh nhân Bùi Cao Nhật Quân, Phó Chủ tịch HĐQT (đã từ nhiệm từ 11/05/2017) CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoValand, con trai của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland Bùi Thành Nhơn và bà Cao Thị Ngọc Sương. (Ảnh: Vietnamnet)

Còn người trẻ nhất trong top 50 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt là doanh nhân Bùi Cao Nhật Quân 35 tuổi. Ông là Phó Chủ tịch HĐQT (đã từ nhiệm từ 11/5/2017) CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoValand.

Bùi Cao Nhật Quân cũng là con trai của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland Bùi Thành Nhơn và bà Cao Thị Ngọc Sương.

Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Trong top 50 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt, có 6 cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng, đó là vợ chồng ông bà Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương (Vingroup), Trần Đình Long - Vũ Thị Hiền (Hòa Phát), Ngô Chí Dũng - Hoàng Anh Minh (VPbank), Trịnh Văn Quyết - Lê Thị Ngọc Diệp (FLC), Nguyễn Đức Kiên - Đặng Ngọc Lan (ACB), Bùi Hải Quân - Kim Ngọc Cẩm Ly (VPbank).

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô.

Trong số 50 người này thì có 31 người là nam và 19 người là nữ. Tổng tài sản của 50 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cộng lại là 210.245 tỷ đồng.

Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Trong tay ông Phạm Nhật Vượng là những “siêu dự án” khiến nhiều người phải choáng váng.

Trong danh sách The World"s Billionaires cập nhật định kỳ hàng năm về các tỷ phú đô la trên toàn thế giới, bà Thảo đã chính thức góp mặt, đứng ở vị trí 1.678 vào tháng 3/12017.

Cụ thể, bà Thảo đang nắm giữ 98 triệu cổ phiếu VJC với giá trị 12,318 nghìn tỷ đồng, Sunny Hướng Dương nắm giữ 69,7 triệu cổ phiếu VJC, tương đương 8,76 nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể việc gián tiếp nắm giữ cổ phiếu JVC thông qua Sovico và HDBank mà bà Thảo là thành viên HĐQT.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, cũng là nữ tỷ phú USD duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Thời Đại)

Trong danh sách 19 nữ đại gia giàu nhất chứng khoán Việt Nam thì bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet Air) là người sở hữu số tài sản nhiều nhất với 1,82 tỷ USD (theo Forbes).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, cũng là nữ tỷ phú USD duy nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Bà Thảo là đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Sovico Holdings, đồng thời là CEO hãng hàng không VietJet Air. Bà được Forbes công nhận là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và năm ngoái cũng lọt top phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí này.

Trong tay ông Phạm Nhật Vượng là những “siêu dự án” khiến nhiều người phải choáng váng. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

Tính đến ngày 7/10/2017, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản lên tới 2,9 tỷ USD (khoảng 65.825 tỷ đồng). Ông cũng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách Forbes.

Người có tài sản "khiêm tốn" nhất là ông Nguyễn Trọng Thông với 884 tỷ đồng. Ông Nguyễn Trọng Thông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô.

Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, được xem là tỷ phú đô la Mỹ thứ 2 (người thứ nhất là Phạm Nhật Vượng) trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 27 tháng 10 năm 2016.

Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, được xem là tỷ phú đô la Mỹ thứ 2 (người thứ nhất là Phạm Nhật Vượng) trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 27 tháng 10 năm 2016 với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD.

FLC hiện có tổng cộng 20 dự án đã hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng, nằm tại Hà Nội và 7 tỉnh thành khác, chủ yếu gần biển. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng sở hữu những dự án tai tiếng nhất, khi đi đến đâu đều bị người dân phản đối đến đó.