Sáng 15/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Thanh Sơn (Kim Bảng) tổ chức ngày hội TDBVANTQ năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có phải là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Theo đó, tại Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 có quy định về chỉ huy Quân đội nhân dân như sau:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với thiếu tướng Nguyễn Văn Long - Ảnh: TRẦN XUÂN
Ngày 17-1, Bộ Công an tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Thủ tướng về việc bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với thiếu tướng Nguyễn Văn Long, cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) và thiếu tướng Lê Văn Tuyến, phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với hai thiếu tướng.
Chúc mừng hai thiếu tướng Nguyễn Văn Long và Lê Văn Tuyến, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị hai tân thứ trưởng trên cương vị mới tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc trọng trách được giao phó.
Như vậy hiện nay Bộ Công an có bảy thứ trưởng gồm: thượng tướng Trần Quốc Tỏ, thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, thượng tướng Lương Tam Quang, trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, thiếu tướng Lê Quốc Hùng, thiếu tướng Nguyễn Văn Long và thiếu tướng Lê Văn Tuyến.
Bộ trưởng Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với thiếu tướng Lê Văn Tuyến - Ảnh: TRẦN XUÂN
Phát biểu tại buổi lể, hai tân thứ trưởng hứa sẽ tiếp bước truyền thống anh hùng của lực lượng Công an nhân dân, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đóng góp trí tuệ, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới...
Trong hai tân thứ trưởng vừa được bổ nhiệm, cục trưởng C03 Nguyễn Văn Long được thăng cấp bậc hàm từ đại tá lên thiếu tướng hồi giữa tháng 1 và là thiếu tướng trẻ nhất trong lực lượng Công an nhân dân thời điểm đó.
Thiếu tướng Long từng giữ các chức vụ như trưởng phòng tham mưu của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, phó giám đốc, giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh. Tháng 9-2019, ông được bổ nhiệm làm cục trưởng C03.
Trong thời gian thiếu tướng Long giữ chức cục trưởng C03, đơn vị này đã phá thành công nhiều chuyên án lớn, trong đó có những chuyên án về tham nhũng được dư luận đặc biệt quan tâm như: đại án Nhật Cường; khởi tố cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung liên quan 3 vụ án; hàng loạt vụ nâng khống giá thiết bị y tế tại nhiều bệnh viện…
Mới đây C03 cũng khởi tố vụ án nâng giá kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và nhiều địa phương. C03 đã khởi tố 19 bị can, trong có các quan chức cấp bộ gồm: ông Nguyễn Minh Tuấn - nguyên vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế và ông Trịnh Thanh Hùng - phó vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và công nghệ.
Kết quả điều tra đến nay xác định Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỉ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền mà tổng giám đốc Việt Á đã chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỉ đồng.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng trả lời báo chí tại buổi lễ công bố quyết định đặc xá 2021 - Ảnh: DANH TRỌNG
Sáng 31-8, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2021.
Tại buổi họp báo, thiếu tướng Lê Quốc Hùng - thứ trưởng Bộ Công an - cho biết trong số 3.026 phạm nhân được đặc xá đợt này có 283 phạm nhân thuộc tội phạm xâm phạm về quản lý kinh tế và chức vụ. Số phạm nhân xâm phạm về quản lý kinh tế và chức vụ đã nộp 24 tỉ đồng để bồi hoàn dân sự.
Trong tổng số hơn 3.000 phạm nhân đặc xá đợt này, các phạm nhân đã bồi thường án dân sự tổng số tiền là 80 tỉ đồng.
Người nộp lại nhiều số tiền khắc phục hậu quả nhất là phạm nhân Trần Khắc Hiệp (cựu trưởng Ban quản lý dự án Nghi Sơn) với số tiền 10 tỉ đồng. Trước đó ông Hiệp bị tuyên 4 năm tù về tội lập quỹ trái phép trong vụ án xảy ra tại Ban quản lý dự án công trình liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Cũng theo ông Hùng, trong đợt này có 21 phạm nhân nước ngoài, gồm 7 quốc tịch, trong đó có 10 phạm nhân Trung Quốc và 2 phạm nhân người Nhật Bản được đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Ông Hùng cho biết hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là ông Trần Việt Tân và ông Bùi Văn Thành đã thi hành xong án phạt tù, không thuộc phạm nhân đặc xá lần này.
Trước đó, ngày 13-6-2020, TAND cấp cao ở Hà Nội tuyên y án sơ thẩm đối với 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân lần lượt là 30 và 36 tháng tù cùng về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Những sai phạm của hai cựu thứ trưởng đều liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ 'nhôm') thâu tóm nhà đất công sản.
Theo Bộ Công an, việc phạm nhân được đặc xá phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; không để dịch bệnh lây lan vào các cơ sở giam giữ, không để phạm nhân được đặc xá không về được nơi cư trú hoặc vi phạm quy định phòng, chống dịch hoặc không có nơi cư trú.
Đợt đặc xá dịp Quốc khánh 2021 không xét đặc xá với phạm nhân bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián điệp, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn..., phạm tội giết người có tổ chức, giết người có tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích có tổ chức hoặc có tính chất côn đồ hoặc phạm tội nhiều lần đối với một người hoặc một lần đối với nhiều người, hoặc dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm, hiếp dâm có tính chất loạn luân...
Trong quân đội, thời gian qua công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã có những bước tiến đáng kể, thúc đẩy bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ có ghi nhận nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Đồng thời, tại Điều 25 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Như vậy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm.