Triển lãm tiếng Anh là Exhibition, là việc tổ chức trưng bày vật phẩm, tranh ảnh hoặc hàng hoá tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội.

Triển lãm ảnh “Sofia Yablonska- Hành trình xuyên thế kỷ”

04/11/2024 cho đến hết ngày 11/11/2024

Kiệt tác kiến trúc trên vùng đất địa linh

Khởi công ngày 30/8/2024, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, được xác định là một trong những công trình trọng điểm quốc gia hướng tới chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Dự án, có quy mô lên tới 90 ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, nơi được ví như “cánh cửa mở ra thế giới” của Thủ đô cũng như cả khu vực phía Bắc.

Từ “tọa độ kim cương” này, chỉ cần 15 phút di chuyển là đến sân bay quốc tế Nội Bài, 5 phút sang các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ thông qua cầu Tứ Liên (sắp xây dựng). Dự án cũng kế cận tuyến metro tương lai kết nối Đông Anh với các địa điểm khác trong toàn thành phố. Hiện tại, dự án đang kết nối thuận tiện vào trung tâm Thủ đô qua Quốc lộ 5 kéo dài, đường Trường Sa và cầu Đông Trù, Nhật Tân.

Trong lịch sử, Đông Anh từng 2 lần được chọn là kinh đô của nước Việt, cho thấy vị trí chiến lược của vùng đất này trong bản đồ của Việt Nam.

“Ngày hôm nay, khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Đông Anh tiếp tục đóng vai trò cửa ngõ phía Bắc trọng yếu của Thủ đô Hà Nội. Và tới đây, khi có sự hiện diện của một Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia đẳng cấp, Đông Anh sẽ không chỉ là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, mà còn là một động lực tăng trưởng mới của cả nước, một điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp và du khách khắp 5 châu”, một chuyên gia kinh tế đánh giá.

Công trình Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia cũng mang chiều sâu văn hóa của cả vùng đất nhờ thiết kế mang hình ảnh thần Kim Quy. Không gian triển lãm được kiến tạo dưới khối mai thần Kim Quy vững chãi, chia thành 9 phân khu với diện tích hơn 10.000m2/phân khu và sảnh chính rộng lớn hơn 7.000m2. Phụ trợ cho không gian triển lãm trong nhà là các công trình chức năng được trang bị hiện đại như các phòng khánh tiết, phòng hội thảo, nhà hàng… đáp ứng nhu cầu tổ chức triển lãm trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Trong văn hóa phương Đông, rùa là 1 trong 4 linh, biểu tượng cho sự vững chắc, trường tồn. Đặc biệt, Thần Kim Quy còn gắn liền với truyền thuyết bảo hộ cho mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Cổ Loa, Đông Anh. Không chỉ mang tới vượng khí tốt lành cho cả khu vực, Kim Quy cũng chính là biểu trưng cho tinh thần, khát vọng Việt Nam. Các giá trị này trường tồn theo thời gian, và nay đã biến thành quyết tâm mãnh liệt, động lực kiến tạo những công trình thế kỷ, tầm vóc toàn cầu, thu hút doanh nghiệp và du khách từ khắp thế giới tìm tới.

Chìa khóa khai mở “mỏ vàng” trăm tỷ USD

Cộng hưởng với công trình Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là 4 khu Công viên triển lãm ngoài trời đáp ứng việc tổ chức cùng lúc nhiều loại hình sự kiện, gồm cả trưng bày, triển lãm, lễ hội, các sự kiện văn hóa - nghệ thuật quy mô lớn.

Với tổng diện tích không gian triển lãm ngoài trời lên đến 20,6 ha, đây cũng là dự án trung tâm triển lãm ngoài trời lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á.

Là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công trình có ý nghĩa biểu tượng mới này cũng sẽ khởi phát mô hình kinh tế Expo tại Việt Nam. Dự án đột phá cũng sẽ là chìa khóa để Việt Nam khai mở “mỏ vàng” quy mô lên tới hơn 300 tỷ USD/năm của ngành công nghiệp triển lãm toàn cầu.

“Dự án khi đi vào hoạt động chắc chắn sẽ là điểm đến cho các sự kiện thương mại, triển lãm hàng đầu thế giới, khẳng định ý chí kiên cường, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam chủ động trong hội nhập quốc tế sâu rộng và từng bước hiện thực hóa khát vọng hùng cường mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra và hướng tới”, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL - ông Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại lễ khởi công.

Hội tụ hàng loạt lợi thế độc tôn cùng quy mô “khủng”, khi hoàn thành và đi vào khai thác, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia hứa hẹn trở thành biểu tượng phát triển mới của Thủ đô. Đây cũng là cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp toàn cầu, các quốc gia tăng cường gặp gỡ, mở rộng cơ hội giao thương, góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Là một trong những series truyện tranh Manga có số lượng phát hành lớn nhất tại Việt Nam, kể từ khi được Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức phát hành cách đây hơn 2 thập niên, đến nay “Thám tử lừng danh Conan” vẫn luôn là tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận sau mỗi kì phát hành.

Để đáp lại tình cảm của các độc giả yêu thích bộ truyện, nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời tác phẩm, NXB Kim Đồng phối hợp cùng Tagger - Công ty được ủy quyền của Shogakukan-Shueisha Productions Co., Ltd. tại Việt Nam - tổ chức Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại Trụ sở số 55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội từ ngày 26/10 - 25/12/2024 với nhiều hoạt động, ra mắt ấn phẩm mới, quà tặng tri ân hấp dẫn dành cho các Fan Manga - Comic.

Triển lãm do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và  UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.

Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” trưng bày trong hai phòng tranh, với hơn 100 hiện vật, từ tranh in cho đến các ván khắc, dụng cụ thực hành nghề. Trong đó, phòng tranh Đông Hồ xưa trưng bày một số bộ tranh in lưu giữ gần 1 thế kỷ và tranh in theo mẫu truyền thống được ưa chuộng xưa nay. Đó là hình ảnh các con vật quen thuộc trong các tranh: gà đàn, lợn đàn, gà thư hùng,  lợn ăn lá ráy…; hình ảnh em bé mũm mĩm trong tranh: vinh hoa phú quý, nhân nghĩa, lễ trí hay các vị anh hùng dân tộc, nhân vật trong truyền thuyết...Tất cả hàm chứa giá trị biểu tượng tốt đẹp, đại diện cho sự chúc tụng về cuộc sống trường thọ, sung túc, con cháu đủ đầy, học hành đỗ đạt cao.

Phòng tiếp theo là tập hợp các tranh được phục chế gần đây và các sáng tác mới của một số nghệ nhân đương đại. Tranh phục chế là các mẫu được cho là đã thất lạc, lấy từ nguồn tư liệu đáng quý của Maurice Durand, Henri Oger, Jean-Pierre Pascal. Tại đây, công chúng sẽ gặp những hình ảnh đặc trưng của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong các tranh: nghinh xuân, sơn du, phúc lộc song toàn, thập nguyệt dưỡng thai…; hình ảnh xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc trong tranh: phong tục cải lương, văn minh tiến bộ, nhảy đầm, thể dục chấn hưng… Loạt tranh mới sáng tác của các nghệ nhân là sự cải tiến trong cách thức thực hiện và nội dung biểu đạt sẽ làm cho triển lãm thêm phong phú, đa dạng.

Bên cạnh đó, một không gian trải nghiệm được đặt tại triển lãm giúp người xem vừa có thể trực tiếp quan sát, vừa có thể tham gia trải nghiệm làm tranh Đông Hồ.

Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong cho biết: Tranh dân gian Đông Hồ là một sản phẩm truyền thống đặc trưng tiêu biểu của Việt Nam, chuyển tải những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày của nhân dân. Triển lãm lần này nhằm giới thiệu với công chúng những nét độc đáo, đặc trưng riêng có của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Tại đây, công chúng sẽ được xem một số tranh cổ, tranh in theo mẫu xưa, hay các tranh sáng tác theo phong cách và kỹ thuật mới được các gia đình nghệ nhân sưu tập, tiêu biểu như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Quả, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Đăng Sần và một số tranh dân gian Đông Hồ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” nằm trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Triển lãm cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc trưng của dòng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ xưa và nay đối với du khách trong nước, quốc tế.

Cũng trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, ngày 1/11/2019, tại Bắc Ninh diễn ra Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại".

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam và quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương, các nghệ nhân am hiểu về nghệ thuật tranh truyền thống nói chung, tranh dân gian Đông Hồ nói riêng trình bày, thảo luận các vấn đề khoa học và thực tiễn nhằm đúc kết công tác quản lý, bảo vệ nghề làm tranh, tranh dân gian; đề xuất các giải pháp về bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại..

Triển lãm "Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay" kéo dài đến hết ngày 31/1/2020.