Kết quả: 27, Thời gian: 0.029
Sự khác biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng tại Việt Nam
Vậy luật sư tranh tụng trong tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh – Anh, Barrister được dùng để chỉ luật sư tranh tụng. Trong khi đó, trong tiếng Anh – Mỹ Counsel là thuật ngữ được dùng để chỉ luật sư tranh tụng.
Vậy sự khác nhau giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng là gì?
Đối với các nước theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ hay Úc, để trở thành luật sư tranh tụng thì luật sư phải đáp ứng được các điều kiện nghiêm ngặt như số năm hành nghề, tỷ lệ thắng trong các tranh chấp. Tại các quốc gia này, chỉ Luật sư tranh tụng – Barrister mới được phép bảo vệ cho thân chủ tại Tòa với tư cách luật sư.
Tuy nhiên, không có sự phân định quá rõ ràng giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng tại Việt Nam. Ta chỉ phân biệt hai dạng luật sư này dựa trên công việc chính của họ chứ Luật thực định không đề cập tới sự phân biệt này.
Luật sư tư vấn là những luật sư mà công việc chính của họ, như tên gọi, tư vấn cho khách về các thắc mắc, dự án dự định kinh doanh của họ hay đôi khi là tư vấn về khả năng thắng kiện của các tranh chấp. Cụ thể hơn, sản phẩm chủ yếu của các luật sư tư vấn là thư tư vấn, tham gia thương lượng đàm phán hợp đồng và soạn thảo các hợp đồng.
Luật sư tranh tụng là những luật sư mà công việc chính của họ là tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trước Tòa. Không chỉ vậy, các luật sư tranh tụng còn cung cấp các dịch vụ khác bổ trợ cho hoạt động tố tụng như lập hồ sơ và làm đơn khởi kiện, thu thập tài liệu và chứng cứ phục vụ cho quá trình tố tụng hay giám sát việc thi hành án,…
Nhìn chung, tại Việt Nam, các luật sư tư vấn vẫn làm những công việc mà một luật sư tranh tụng thường làm và khi khách hàng có nhu cầu, các luật sư tranh tụng vẫn sẵn sàng đám phám, soạn thảo hợp đồng.
Chuyên gia tư vấn tiếng Anh là gì?
Chuyên gia tư vấn tiếng Anh là nhà chuyên môn có kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ, chỉ dẫn và định hình sự phát triển của người học trong việc sử dụng và hiểu biết về tiếng Anh. Họ không chỉ có kiến thức vững vàng về ngữ pháp, từ vựng, mà còn sở hữu khả năng áp dụng kiến thức này vào thực tế và tạo ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Một chuyên gia tư vấn tiếng Anh thường có nền tảng kiến thức chặt chẽ về cách học tập ngôn ngữ, từ việc phân tích cách học của học viên đến việc thiết kế các phương pháp giảng dạy phù hợp. Họ có khả năng phân tích nhu cầu học tập và mục tiêu cá nhân của từng học viên để tạo ra các kế hoạch học tập cá nhân hóa, giúp học viên phát triển kỹ năng một cách có hệ thống và liên tục.
Chuyên gia tư vấn tiếng Anh cũng có thể là người thực hiện nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đưa ra các đề xuất cải tiến và áp dụng những phát hiện mới nhất vào quá trình giảng dạy thực tế. Họ có thể tham gia vào việc phát triển tài liệu giảng dạy, sách giáo trình và công cụ học tập để cung cấp những tài nguyên hữu ích và hiện đại cho cả học viên và giáo viên.
Ngoài kiến thức chuyên môn, chuyên gia tư vấn tiếng Anh thường có khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả. Họ biết cách tạo ra môi trường học tập thoải mái, khích lệ sự tham gia tích cực và tạo điều kiện cho học viên thực hành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự tin.
Cuối cùng, vai trò của chuyên gia tư vấn tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy mà còn là việc truyền cảm hứng, khuyến khích sự ham muốn học tập và khám phá của học viên đối với ngôn ngữ. Họ thường trở thành nguồn động viên lớn cho học viên vượt qua khó khăn và phát triển một cách toàn diện trong việc sử dụng tiếng Anh.
Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tiếng Anh có phải ngôn ngữ được ưu tiên dùng so với tiếng Việt không?
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng là “việc dân sự cốt ở đôi bên”, khi các bên có thỏa thuận thì ngôn ngữ được thỏa thuận sẽ là ngôn ngữ được ưu tiên áp dụng nếu xảy ra tranh chấp liên quan tới hợp đồng. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng được Luật quy định rằng tiếng Việt phải là ngôn ngữ được ưu tiên, ví dụ các hợp đồng với Nhà nước Việt Nam như hợp đồng BT, BOT, PPP.
Tiếng Anh thường là rào cản của Luật sư?
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng với sự hội nhập quốc tế vô cùng mạnh mẽ. Và cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là thành viên của rất nhiều Điều ước quốc thế, ví dụ như WTO, EVFTA, EVIPA, CPTPP,… Trong bối cảnh đó các luật sư không những phải tư vấn cho các khách hàng nước ngoài nhiều hơn mà họ còn phải sử dụng tiếng anh trong tra cứu, viết và giao tiếp bằng tiếng anh vô cùng thường xuyên. Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong nghề luật.
Không khó để nhận ra, tiếng Anh đang là một rào cản lớn đối với đội ngũ luật sư nói chung tại Việt Nam. Trong rất nhiều hội thảo quốc tế về luật, dễ dàng nhận thấy các luật sư của chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi với các luật sư nước ngoài.
Trong khu vực châu Á, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore có đội ngũ luật sư sử dụng thành thạo tiếng Anh và có số lượng lớn. Hay hẹp hơn là trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia hay Thái Lan là các quốc gia có số lượng lớn luật sư sử dụng thành thạo tiếng Anh. Đây là một lợi thế rất lớn đối với họ. Trong khi đó, tỷ lệ luật sư thành thạo tiếng Anh của luật sư Việt Nam là chưa cao, phần đa các luật sư chỉ học tập và hành nghề tại Việt Nam, còn số lượng luật sư đi du học và hành nghề tại nước ngoài là chưa nhiều.
Còn theo kết quả khảo sát về đánh giá nhu cầu dịch vụ pháp lý và thực trạng Luật sư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Tư pháp tiến hành năm 2008, chỉ có 1,2% số Luật sư nói tiếng Anh thành thạo trong hoạt động chuyên môn, tham gia thương lượng, đàm phán và tranh tụng trực tiếp bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đội ngũ Luật sư hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực luật pháp quốc tế (thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế) còn đang trong giai đoạn hình thành.
Tại sao cần phải thuê luật sư thành thạo tiếng Anh?
Ngôn ngữ trước hết là một công cụ giúp con người giao tiếp, trao đổi được với nhau. Nhờ việc trao đổi thông tin mà con người trở thành loài thông minh nhất và thống trị các giống loài khác.
Thật vậy, khi thuê luật sư, dù là luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng, Quý khách hàng đều có nhu cầu và bắt buộc phải giao tiếp, truyền tải thông tin với luật sư phục vụ mình để luật sư nắm bắt được tình huống pháp lý, xác định được nhu cầu cần tư vấn của mình. Nếu khách hàng của người luật sư là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong khi luật sư chỉ biết tiếng bản địa thì đây thực sự là một sự bất cập.
Tiếp nữa, nghề luật là một lĩnh vực đặc thù, cần có sự trau dồi và học hỏi thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam ra là thành viên của rất nhiều hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư quốc tế, việc tham khảo nguồn án lệ và hệ thống pháp luật nước ngoài gần như là điều tiên quyết khi hành nghề luật sư kinh doanh thương mại. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu đối với người luật sư.