Sự tiến bộ của y học ngày nay cho phép phụ nữ ở tuổi 45, 50 vẫn có thể thực hiện được ước mơ sinh con. Trong số đó, thậm chí có trường hợp đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
Cơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45?
Theo bác sĩ Phan Ngọc Quý, bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh ở độ tuổi 20 và đầu 30, cơ hội mang thai trong bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào là 25-30%. Ở tuổi 35, có khoảng 15% cơ hội mang thai tự nhiên trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt; và đến 40 tuổi, tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 5% hoặc ít hơn mỗi chu kỳ. Ở tuổi 45, chỉ có một cơ hội nhỏ để thụ thai tự nhiên, không cần điều trị sinh sản hay giúp đỡ.
“Khi bạn bước sang tuổi 45, khả năng sinh sản đã giảm đi rất nhiều nên việc mang thai tự nhiên là điều khó xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Vì vậy, với những người phụ nữ sau tuổi 45 muốn mang thai cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Tin tốt là trong khi buồng trứng có sự suy giảm và hoạt động kém dần theo độ tuổi thì tử cung dường như không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lão hóa. Vì vậy việc mang thai ở phụ nữ lớn tuổi là hoàn toàn có thể.
Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp y khoa hiện đại ngày càng nâng cao tỷ lệ thành công với việc mang thai ở phụ nữ trong độ tuổi 45-50. Người phụ nữ có thể lựa chọn một số phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sử dụng trứng hiến tặng, hoặc sử dụng trứng của chính bạn mà bạn đã đông lạnh trong quá khứ”, bác sĩ Qúy cho biết.
Bạn có thể có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh ở tuổi 45?
Phụ nữ sau tuổi 45 hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường nếu có chế độ chăm sóc tiền sản suốt thai kỳ. Bên cạnh lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết, việc ăn uống tốt và lối sống lành mạnh giúp thai kỳ diễn ra bình thường, ổn định và hạn chế những nguy cơ.
PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết, cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 45 là:
Dấu hiệu nếu bạn có thai ở tuổi 45
Các triệu chứng bạn sẽ có nếu bạn mang thai ở tuổi 45 sẽ giống như các dấu hiệu mang thai thông thường, bao gồm:
Ở phụ nữ càng lớn tuổi, các biểu hiệu đau nhức càng rõ ràng hơn. Tất nhiên, điều này không phải tuyệt đối, một số người sẽ trải qua thai kỳ khỏe mạnh như một thai phụ ở độ tuổi 20 và không gặp phải bất kỳ triệu chứng mang thai nào tồi tệ nào.
Sinh con ở tuổi 45 – 50: những điều cần lưu ý
Phụ nữ lớn tuổi khi có ý định sinh con cần biết trước những nguy cơ để chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vượt qua bởi chắc chắn rằng quá trình mang thai, sinh nở sẽ vất vả hơn bình thường.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo mang thai nào sau đây:
Chính vì những biến chứng thai kỳ dễ xảy ra hơn, phụ nữ trên 45 tuổi sinh con cần được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe mẹ bầu.
Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa của Việt Nam, đặc biệt, khoa thường xuyên có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài trong đào tạo, thăm khám và điều trị.
Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cũng đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp… Đặc biệt là các thiết bị: phòng sơ sinh, lồng ấp, xe nôi, giường đỡ đẻ và máy siêu âm màu 4D hiện đại nhất.
100% sản phụ và người nhà được tư vấn về dinh dưỡng thai kỳ, dinh dưỡng sau sinh, dinh dưỡng cho bé, tập huấn các biện pháp cấp cứu cơ bản cho mẹ và bé… cho mẹ và bé một thai kỳ an toàn và trọn vẹn nhất.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Những năm gần đây, nhiều người có xu hướng tự ý đến các cửa hàng thuốc để truyền dịch khi cơ thể mệt mỏi, cảm sốt. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp ốm sốt cũng có thể truyền dịch được. Nếu không có sự chẩn đoán của bác sĩ mà tự ý truyền dịch có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm .
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại được chia thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu. Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
TS cho hay, để biết được bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, truyền bao nhiêu, loại nào thì cần phải khám nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.
Việc truyền dịch cần được thực hiện theo đúng quy trình, vì nếu truyền dịch nhiều hơn thì tình trạng cần thì có thể gây phù phổi, suy tim... Ngoài ra, bổ sung không đúng các chất cần truyền cũng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Cụ thể, nếu người bệnh mất điện giải mà truyền đường sẽ khiến bệnh nặng hơn, nếu bệnh nhân thừa natri mà truyền nước muối sẽ làm teo não, trẻ nhỏ sốt do viêm phổi hay bị bệnh tim sẽ phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền dịch sẽ khiến tim bị quá tải gây các tai biến nguy hiểm khác.
TS Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết, người bệnh chỉ nên truyền dịch khi đã sốt quá cao, nôn nhiều gây mất nước, hoặc các bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Người bệnh cũng nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi truyền dịch để tránh tai biến.
Nếu bệnh nhẹ, cơ thể mất nước nhưng vẫn còn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống, hạn chế truyền dịch. Ngoài ra, khi truyền dịch, người bệnh cần lưu ý những điểm sau: Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà mà không có kết quả khám hay xét nghiệm; cần có bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân khi truyền dịch, khi truyền nên cho dịch chảy chậm; Trong trường hợp ăn uống được nên bổ sung các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... sẽ an toàn hơn truyền dịch; Khi truyền dịch, nếu có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời; Chỉ nên truyền dịch tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện và khả năng xử lý tại biến khi truyền.
Vấn đề sinh sản của 1 cặp vợ chồng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng noãn (trứng) của người vợ. Khi phụ nữ lớn tuổi (trên 35) số lượng noãn và chất lượng noãn giảm đi rất nhiều so với thời điểm khi họ còn trẻ. Việc sinh con ở tuổi của con dâu chị không phải là không thể, nhưng tỷ lệ có thai tự nhiên sẽ cực kỳ thấp do chất lượng noãn bị suy giảm.
Trong trường hợp của con dâu chị, mình đang mong con khi mình đã lớn tuổi thì việc trước nhất là vợ chồng cô ấy nên thu xếp thời gian để thăm khám để điều trị tích cực hơn. Bệnh viện Tâm Anh Hồ Chí Minh có các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực hiếm muộn, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao các bác sĩ sẽ giúp anh chị ấy có cái nhìn cụ thể và chính xác về tình trạng sức khoẻ sinh sản của vợ chồng mình. Từ đó sẽ cho chị những góp ý chân thành phù hợp với mong đợi của gia đình anh chị.
Cám ơn anh chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để đặt hẹn cùng chuyên gia Hỗ trợ sinh sản, anh chị vui lòng liên hệ theo số hotline của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hồ Chí Minh 02871026789.