Khách sạn Điện lực Đồ Sơn tọa lạc tại trung tâm khu I, khu du lịch Đồ Sơn gần bãi tắm lớn nhất của khu du lịch.
Vị trí địa lí và cách thức di chuyển tới “Đà Lạt thu nhỏ ở Đồ Sơn”
Chỉ cách Hà Nội khoảng một giờ đi xe, Hòn Dấu Resort nằm trên bán đảo Vạn Hoa bên bãi biển thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. “Đà Lạt thu nhỏ ở Đồ Sơn” nằm giữa một không gian bao la rộng lớn bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng của Đồ Sơn như: biệt thự vua Bảo Đại (2,8km), chùa Hang (5,4km), bến tàu Không số (1,3km)…
Vị trí khu Resort Hòn Dấu -“Đà Lạt thu nhỏ ở Đồ Sơn“
Thành phố cảng Hải Phòng hiện đang là một thành phố du lịch rất nổi tiếng và cực kỳ phát triển ở khu vực phía Bắc với hệ thống giao thông hiện đại và thuận tiện. Du khách từ miền Trung và Nam có thể lựa chọn đi máy bay hoặc tàu hỏa tới sân ba/ga Hải Phòng rồi đi xe về Đồ Sơn. Du khách miền Bắc gần hơn nên có nhiều sự lựa chọn di chuyển như ô tô gia đình, xe khách, limousine, bus hoặc thậm chí có thể đi phượt cùng bạn bè bằng xe máy để có nhiều trải nghiệm đáng nhớ hơn.
Thỏa sức vui chơi ở hồ bơi tạo sóng
Đến với Hòn Dấu Resort Đồ Sơn, du khách chắc chắn sẽ không thể bỏ qua hệ thống hồ bơi liên hoàn tạo sóng với view nhìn thẳng ra biển tuyệt đẹp. Hồ bơi lọc nước biển tạo sóng sẽ đem lại cho bạn những phút giây giải trí thoải mái bên gia đình và bạn bè. Nhờ vào cách xử lý thông minh của hệ thống lọc nước đại dương nên mặc dù là bể bơi nhân tạo nhưng du khách vẫn có thể cảm nhận được sự tươi mát của nguồn nước từ thiên nhiên, điều đó làm nên sự khác biệt của hồ nước nhân tạo này…
Tại đây, du khách sẽ được hòa mình vào làn nước mát rượi, vui đùa với những con sóng, cùng trải nghiệm những trò chơi dưới nước thú vị, trải nghiệm cảm giác mạnh khi trượt từ trên cao xuống và lao mình vào những con sóng bạc.
Bể bơi Hòn Dấu Resort với những khu vực trò chơi dưới nước mang đến những giây phút vui vẻ cho du khách tham quan.
Thêm vào đó, tại bể bơi nhân tạo còn có rất nhiều thiết bị vui chơi, các khu trò chơi dưới nước dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ, hứa hẹn đem lại cho bạn và người thân những giây phút tuyệt vời bên nhau.
Với diện tích rộng lớn, bể bơi nhân tạo ở Hòn Dấu Resort cũng là một địa điểm lý tưởng cho các nhóm team building thỏa sức tổ chức các trò chơi dưới nước. Bể bơi mở cửa miễn phí cho tất cả du khách lưu trú tại resort.
Tham quan và check in tại Khu vui chơi Hòn Dấu
Điểm đặc sắc nhất tại Hòn Dấu Resort là cụm công trình được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”. Từ một ngọn đồi tự nhiên trên bán đảo Vạn Hoa, người ta xây dựng những tiểu cảnh mô phỏng theo các địa danh du lịch nổi tiếng ở “thành phố sương mù” Đà Lạt như thác Cam ly, thung lũng Tình Yêu, khu vườn thú, hồ cá sấu, lâu đài như trong chuyện cổ tích với những hình tượng quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người như chuột Mickey, vịt Donald,… Chỉ với 60.000 VNĐ/người, du khách đến với khu Đà Lạt thu nhỏ ở Hòn Dấu Resort đã có thể thỏa sức vui chơi, thăm thú và “sống ảo” trong một không gian thơ mộng trữ tình không thua kém gì ở Đà Lạt “thật”.
Những tiểu cảnh và cụm công trình tại Hòn Dấu Resort khiến cho nơi đây hệt như một “Đà Lạt thu nhỏ”
Dọc theo những ngôi nhà gỗ xinh xắn đậm chất Đà Lạt ở hai bên đường đi, du khách có thể tự do check in “sống ảo” khắp nơi quanh resort. Đặc biệt, nơi đây càng mang “cảm giác Đà Lạt” hơn nếu du khách đến Hòn Dấu vào mùa đông hoặc chớm đông, khi thời tiết bắt đầu se lạnh.
Hòn Dấu Resort có diện tích lớn nên nơi đây có ga xe điện miễn phí phục vụ du khách. Tuy nhiên, số lượng xe điện không nhiều và nếu đông khách bạn sẽ phải chờ khá lâu. Vì thế, nếu đi bộ tham quan, bạn sẽ cần lưu lại bản đồ Hòn Dấu Resort này để tránh bị lạc nhé!
Đặc sắc ẩm thực tại “Đà Lạt thu nhỏ ở Đồ Sơn“
Một trong những nét đặc sắc mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến với Đồ Sơn là ẩm thực biển. Hòn Dấu Resort có một khu nhà hàng hải sản phục vụ cho khách lưu trú tại đây với thực đơn vô cùng đa dạng bao gồm nhiều món hải sản hấp dẫn. Nhà hàng nằm ở phía bãi tắm tự nhiên, điểm đặc biệt ở đây là nhận tổ chức tiệc ngay trên bãi biển. Những đoàn khách lớn có nhu cầu có thể đặt bàn ăn ngay trên bãi biển và tổ chức gala dinner vào buổi tối. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những món hải sản tươi ngon cùng với người thân và bạn bè, cùng nhau trò chuyện, hát hò trong một không gian thoáng đãng mát mẻ với tiếng sóng biển, tiếng gió, xa xa là ngọn hải đăng sáng rực rỡ giữa bầu trời biển ban đêm.
Một Gala dinner bên bãi biển do nhà hàng ở Hòn Dấu Resort tổ chức.
Nhắc tới Hải Phòng có lẽ du khách thường sẽ nghĩ tới Cát Bà, Đồ Sơn nhưng ít ai biết tới Hòn Dấu phải không nào? Khu du lịch Hòn Dấu với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ hữu tình hệt như một “Đà lạt thu nhỏ” sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho chuyến nghỉ dưỡng của du khách khi đến với “thành phố hoa phượng đỏ” Hải Phòng. Chỉ là một dấu chấm nhỏ xíu trên hải đồ biển Đông nhưng đảo Dấu hay Resort Hòn Dấu hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị đáng lưu ý của khách du lịch khi nhắc đến du lịch sinh thái biển đảo Việt Nam. Đến với Resort Hòn Dấu, du khách sẽ thật sự được tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời.
"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"
"Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều dài 20.000 km. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần bị 'sốc' và gọi đây là trận đồ bát quái", trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kể về tuyến đường huyền thoại độc nhất vô nhị trên thế giới.> Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến
Tuổi 90 cận kề và mang bệnh tim đã 2 năm nay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn giữ được dáng vẻ oai phong và chất giọng hào sảng của vị Tư lệnh. Sau chiến tranh hơn 30 năm, từng mét đất, từng con đường trên dãy Trường Sơn vẫn rõ mồn một trong trí nhớ ông.
- Ý tưởng về tuyến đường chi viện vượt dãy Trường Sơn được hình thành như thế nào, thưa trung tướng?
- Đề xuất ý tưởng về tuyến đường chi viện là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp là kiến trúc sư, chỉ huy việc thực thi. Ngày 1/1/1959, với Nghị quyết của Bộ Chính trị, chúng ta đã chuyển cuộc đấu tranh thống nhất qua con đường chính trị thành vũ lực. 5 tháng sau, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 69 của Bác, Đoàn 559 ra đời, đường chi viện nối liền Bắc - Nam nhanh chóng hình thành. Đây là con đường chiến lược mang sức mạnh từ miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa phối hợp miền Nam thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ.
Tuy nhiên, cần lưu ý là cho tới năm 1970, khi chưa bị hải quân Mỹ ngăn chặn, đường "Trường Sơn trên biển Đông" mới là tuyến hoạt động hiệu quả và vận chuyển phần lớn hàng chi viện cho miền Nam.
Những năm đầu xây dựng, việc chi viện thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ. Ảnh tư liệu.
- Với hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, làm sao chúng ta có thể triển khai xây dựng tuyến đường quy mô như vậy?
- Theo phác thảo ban đầu, chúng ta tổ chức chi viện bằng đi bộ, gùi thồ. Nhưng sau một thời gian, phương thức này không hiệu quả. Đi bộ gần 2.000 km thì riêng việc nuôi quân vận tải đã quá vất vả nói gì đến chuyện chi viện. Sau 2 năm như vậy, chúng ta bắt đầu chuyển sang vận tải cơ giới.
Đến năm 1967, kết hợp các binh chủng phát triển thành tuyến chi viện hoàn chỉnh. Cũng từ đây, tuyến đường không chỉ mang ý nghĩa là một "đường dây vận tải chi viện" đơn thuần nữa mà đã chuyển thành một chiến trường đúng nghĩa - "Chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh".
- Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác khi khám phá ra hệ thống chi viện phức tạp trên dãy Trường Sơn. Vậy khó khăn lớn nhất để đảm bảo bí mật và an toàn cho tuyến đường là gì?
- Thực ra, con đường chỉ bí mật hoàn toàn được 2 năm đầu, tức là lúc ta còn ở giai đoạn sơ khai đi bộ, gùi thồ. Khi chúng ta làm đường vận tải cơ giới thì không thể bí mật được nữa. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là đảm bảo an toàn cho các chuyến xe. Địch ra sức ngăn chặn bằng không quân, hàng rào điện tử McNamara, chất độc hóa học... Chúng tạo hàng ngàn trọng điểm, tập đoàn trọng điểm trên tất cả đường dọc và đường ngang.
Lúc đó ta cứ nghĩ đơn giản rằng "Địch đánh, ta sửa ta đi" nhưng cách thức này càng về sau càng thiếu hiệu quả. Ví dụ như sau 2 giờ địch đánh phá, ta phải mất ngần ấy thời gian để sửa đường để đi, rồi địch lại đánh phá, ta lại sửa... Tắc đường vì thế xảy ra thường xuyên, có khi cả tháng không chi viện được. Phương thức này vừa như "dã tràng xe cát biển Đông" vừa khiến quân ta thiệt hại nặng nề.
Đến năm 1967, sau khi tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm trên toàn tuyến, chúng ta rút ra bài học là chỉ khi thắng được cuộc chiến tranh ngăn chặn tổng hợp thì mới chi viện hiệu quả được. Cũng từ đây, ta áp dụng hiệp đồng binh chủng, vừa chi viện, vừa đẩy lui địch trên chiến trường.
- Trung tướng nhắc nhiều đến "hiệp đồng binh chủng", vậy sự thay đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với tuyến chi viện đường Trường Sơn?
- Thay đổi này có thể coi là một bước ngoặt. Nếu không thực hiện hiệp đồng binh chủng (hay binh chủng hợp thành), bảo vệ tuyến vận tải cơ giới thì việc chi viện sẽ không thể nào thoát khỏi bế tắc. Đoàn xe chi viện sẽ giống như những miếng mồi ngon dưới tầm ngắm của máy bay địch.
Từ năm 1967, từ thế phòng ngự bị động, ta chuyển sang chủ động dùng kế nghi binh, ngụy trang. Mỹ đánh bom trọng điểm, ta san lấp chuyển thành hố nghi binh ngụy trang khéo léo, thỉnh thoảng cho xe chạy qua để địch tiếp tục đánh phá. Địch thích đánh trọng điểm nào, ta càng tạo điều kiện, "kêu gọi" địch đánh vào đấy. Trong khi đó, ta mở thêm 2 tuyến song song bên cạnh, đoàn xe vì thế vô tư chạy qua.
Để làm được điều đó, ta đã tổ chức và phát triển binh chủng hợp thành bảo vệ tuyến vận tải cơ giới. Pháo binh, tên lửa như "lưới lửa" bảo vệ trên đầu đội hình tấn công của xe; công binh túc trực bên đường; bộ binh liên tục mở các chiến dịch đẩy địch ra xa.
Sau chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971 và "Điện Biên Phủ trên không" 1972, chúng ta trở thành người làm chủ hoàn toàn trên chiến trường Trường Sơn. Tuyến chi viện trở nên thông suốt và cực kỳ hiệu quả. Lúc cao điểm, trên toàn tuyến có tới 9 sư đoàn trong đó 8 sư đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh quân khu Trường Sơn. Đội quân hùng hậu này không chỉ đảm bảo chi viện thông suốt mà còn là lực lượng dự bị chiến lược để tăng cường cho các chiến dịch khác.
Xe vận tải vượt Tha Mé, một trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu.
- Đường Trường Sơn được người Mỹ mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Tại sao lại có tên gọi này, thưa trung tướng?
- Đường Trường Sơn là cái tên đơn giản nhất mà ta dùng trong suốt những năm chiến tranh. Kể cả "Đường mòn Hồ Chí Minh" hay "trận đồ bát quái" đều là những cụm từ do người Mỹ đặt ra. Tôi nhớ là họ gọi như vậy từ năm 1971. Theo tôi, cách đặt tên này chứng tỏ họ hiểu quy mô của tuyến đường.
Sau 16 năm xây dựng, tổng kết lại tuyến đường có 5 trục dọc, 21 trục ngang với tổng chiều dài 20.000 km như một trận đồ phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, xuyên 3 nước Đông Dương. Đó là còn chưa tính mạng đường trong các tỉnh và hàng ngàn km đường ống vận chuyển xăng dầu, đường giao liên hành quân bộ, đường dây thông tin...
Một lần anh Võ Văn Kiệt (lúc đó là Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam) đi công tác ghé qua Sở chỉ huy của tôi tại Bộ Tư lệnh Trường Sơn, nói: "Nếu hôm nay không có mấy người dẫn đường thì tôi chịu không tìm được đường về Sở chỉ huy". Còn Quốc vương Campuchia Sihanouk khi đến thăm chúng tôi nói rằng, trước đây ông không hiểu nổi làm sao có thể chi viện cho miền Nam. "Đến đây rồi thì tôi biết Mỹ không tài nào thắng được các bạn".
- Trong 10 năm là Tổng tư lệnh tại chiến trường đường Trường Sơn, kỷ niệm nào là khó quên nhất với ông?
- Có lần tôi ngồi xe vận tải vượt trọng điểm đúng lúc địch thả pháo sáng để oanh kích. Tuy nhiên, đồng chí lái xe vẫn phóng xe băng băng qua, miệng vừa huýt sáo vừa hát. Trong khi trước đó, khi chưa bố trí được thế trận hợp đồng binh chủng gặp tình huống này, lái xe của ta liền đánh xe vào bụi rậm tránh. Tôi hỏi tại sao trước đây tránh mà bây giờ vui vẻ thế thì chú lái xe cười, chỉ tay ra ngoài cửa xe. Lúc đó, pháo phòng không và tên lửa ta bắn trả như pháo hoa.
"Chúng em bây giờ không còn đơn thương độc mã trên tuyến đường nữa thủ trưởng ạ, có "pháo hoa Hồ Hoàn Kiếm" bảo vệ trên đầu, sợ gì mà không đi", chiến sĩ này nói với tôi. Giây phút đó tôi lâng lâng một niềm vui khó tả. Chúng ta đã thực sự làm chủ được chiến trường này và cảm giác như ngày thắng lợi không còn xa.
Đoàn xe vận tải hùng hậu trên đường Trường Sơn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ảnh tư liệu.
- Theo ông, nếu không có tuyến đường này, cục diện cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta sẽ như thế nào?
- Tôi tin là chúng ta sẽ vẫn giành chiến thắng. Tuy nhiên, tuyến đường đã đưa ngày thống nhất đến sớm hơn rất nhiều. Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ sau này bình luận, sở dĩ Mỹ thất bại ở Việt Nam là do không ngăn chặn được tuyến chi viện từ miền Bắc.
- Nếu như được quay trở lại hoàn cảnh thời đó, ông có thay đổi gì về cách triển khai xây dựng, sắp xếp các tuyến đường hay tổ chức vận chuyển tiếp tế?
- Thực ra, việc tổ chức tuyến chi viện xuyên dãy Trường Sơn của chúng ta là một hình mẫu độc nhất vô nhị trên thế giới. Ta vừa làm, vừa học nên không tránh khỏi những thiệt hại, mất mát. Chúng ta mất nhiều năm sa lầy vào tổ chức tuyến chi viện theo kiểu độc đạo mà không nghĩ đến việc làm đường vòng, đường tránh, đường nghi binh... Ngoài ra, việc xây dựng cầu, đường của chúng ta cũng chưa thích hợp như làm cầu nổi (sau chuyển sang làm cầu dưới mặt nước), đường dã chiến mà thiếu đường rải đá, đường có mặt cứng...
Ngoài ra, một bài học lớn khác là chậm áp dụng sức mạnh tổng hợp, chậm tổ chức binh chủng hợp thành lấy vận tải cơ giới làm trung tâm. Nếu nhận ra điều này sớm hơn, có thể chúng ta còn giành thắng lợi nhanh chóng hơn và giảm thiểu thiệt hại.
Với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, mỗi sự mất mát dù nhỏ trong chiến tranh cũng là điều đau xót. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Trung tướng có thể chia sẻ về điều tiếc nuối nhất trong quãng thời gian làm Tư lệnh tại chiến trường này?
- Bất kỳ một sự mất mát dù nhỏ nhất cũng khiến tôi đau lòng, dù hi sinh ít cũng là đáng tiếc. 16 năm tuyến đường hoạt động, 22.000 quân ta đã ngã xuống, trên 30.000 đồng chí khác nhiễm chất độc da cam mà di chứng đến ngày nay vẫn vô cùng nặng nề...
Đây là những điều khiến người ở cương vị chỉ huy như tôi vô cùng đau xót. Vẫn biết chiến tranh là đau thương, mất mát nhưng có sống và đối mặt với nó mới thấm thía.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt) tên thật là Nguyễn Sỹ Đồng, sinh năm 1923. Ông là vị tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967-1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên trung tướng. Sau chiến tranh, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng khác như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó thủ tướng...
Tên tuổi của ông luôn đi cùng với những kỳ tích như người tổ chức thế trận giao thông liên hoàn, giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn, hệ thống "trận đồ bát quái" ở Trường Sơn... Ông cũng là người đề xuất xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào năm 1974, khi chiến tranh còn chưa kết thúc.