Bảo lãnh con sang Đức cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Thủ tục bảo lãnh con sang Đức được thực hiện ra sao? Trên thực tế, những trường hợp bảo lãnh con sang nước ngoài nói chung và ở nước Đức nói riêng đang diễn ra ngày càng phổ biến với mục đích định cư, học tập hoặc lao động. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý cơ bản về vấn đề trên. Nếu có nhu cầu cần được tư vấn và giải đáp nhanh chóng, hãy nhấc máy gọi đến số hotline 1900.6174 để được các Luật sư Luật Thiên Mã hỗ trợ kịp thời cho các bạn!

Quy định mới nhất về việc bảo lãnh con sang Đức

Đức là một trong những quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, và đặc biệt có nền kinh tế lớn mạnh trong khu vực. Đặc biệt, quốc gia này cũng được xem là “cái nôi” khi chứa đựng những nét văn hóa, nghệ thuật độc đáo ở châu âu. Cũng chính những đặc điểm trên, mà đất nước này đã và đang thu hút đông đảo người dân ở các nước đến định cư để sinh sống, lao động và du học. Vậy quy định mới nhất về việc bảo lãnh con sang Đức được ghi nhận như thế nào?

Do Đức là một trong những nước thành viên của Liên minh châu âu (EU), nên về nguyên tắc pháp luật của quốc gia này cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng, điều chỉnh của pháp luật EU. Một trong những nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế – xã hội của EU được áp dụng đó là tạo sự tự do trong việc dịch chuyển của người lao động vào quốc gia này. Cụ thể, pháp luật EU có quy định về vấn đề bảo lãnh thành viên trong gia đình hoặc người thân như sau:

Thứ nhất, các thành viên trong gia đình của công dân EU (trong đó có nước Đức) mà không có quốc tịch trong số các quốc gia thành viên, vẫn được phép cư trú để học tập; làm việc; được tự do di chuyển giữa các nước thành viên EU; được đối xử bình đẳng như các công dân mang quốc tịch các thành viên EU trong việc tiếp cận các chính sách việc làm, chính sách về thuế, chính sách an sinh xã hội…

Trường hợp cư trú không quá 03 tháng, cần có các loại giấy tờ nhận dạng hợp lệ hoặc hộ chiếu. Ngoài ra, người đang lưu trú có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đăng ký nhận diện ở trong nước trong thời hạn theo quy định.

Trường hợp cư trú hơn 03 tháng, nếu là thành viên gia đình hoặc người thân của công dân các nước EU, cần phải nộp đơn xin giấy phép cư trú theo quy định. Các loại giấy phép sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày họ cư trú tại quốc gia này.

Thứ hai, trường người dân là không mang quốc tịch của các nước thành viên EU (tức chưa mang quốc tịch Đức), cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể để có thể bảo lãnh người thân sang Đức.

Như vậy, nếu các bạn đã được nhập quốc tịch nước Đức có thể thực hiện bảo lãnh con sang quốc gia này để sinh sống, lao động hoặc đi du học một cách dễ dàng. Còn trường hợp chưa được mang quốc tịch Đức mà muốn bảo lãnh con, cần đáp ứng các điều kiện về các loại giấy tờ cũng như thực hiện các thủ tục có liên quan.

Trường hợp các bạn cần tìm hiểu thêm về các điều kiện để bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!

Tìm nơi ở khi mới đến Đức du học

Khi sang một nước khác, điều khó khăn đầu tiên mà ai cũng phải đối mặt, đó là vấn đề tìm nhà. Việc này tốn khá nhiều thời gian để bạn có được một nơi ở như mong muốn. Bạn cần phải xem xét thật kỹ các nơi ở. Tìm nhà trên các trang mạng đều rất dễ bị lừa đảo. Còn nếu cứ tìm đại rồi sau này đổi thì rất mất thời gian tìm kiếm, dọn nhà, đặc biệt là vấn đề giấy tờ khi bạn phải thay đổi địa chỉ cư trú và địa chỉ hòm thư. Tốt nhất vẫn là tìm việc qua các kênh offline như báo, các trung tâm hỗ trợ, các công ty trung gian uy tín, hoặc qua người quen.

Nhiều bạn du học sinh Đức mới đến đều muốn được vào kí túc xá bởi không mất thời gian tìm kiếm, chi phí rẻ hơn nhiều so với trọ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn phải học qua 2 đến 6 kỳ thì mới được xét duyệt vào kí túc xá.

Tìm nơi ở khi mới sang Đức du học

Sau khi ký được hợp đồng nhà, điều cấp thiết cần làm là mở một hòm thư vì hầu hết tất cả các loại thư, giấy tờ quan trọng, kết quả thi, đều gửi qua bưu điện. Các bạn sinh viên mới đến Đức du học không phải ai cũng có thể tìm được nhà, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có hòm thư. Sẽ rất rắc rối và khó khăn cho các thủ tục sau này vì giấy tờ của bạn rất dễ bị thất lạc. Cách tốt nhất là xin nhờ nhà bạn bè để có tên trên hòm thư một thời gian và bạn tiếp tục đi tìm nhà. Trường hợp tệ nhất là bạn không có nhà, cũng không có bạn bè thì khi làm giấy tờ, bạn hãy điền “C/O: TÊN NGƯỜI NHẬN” và điền địa chỉ thông tin người mà bạn tin tưởng nhất để họ nhận giúp bạn.

Mở địa chỉ hòm thư khi sang Đức du học

Khi đã có nhà và hòm thư, bạn hãy tranh thủ đăng ký hộ khẩu sớm tại tòa thị chính. Không có hộ khẩu, sinh viên du học Đức gần như “bó tay” với các thủ tục cần làm sau này như xin visa, xin cấp giấy phép lao động để làm thêm, xin cấp giấy phép lái xe,...

Khi đăng ký hộ khẩu, bạn bắt buộc mang Passport và hợp đồng thuê nhà. Trường hợp ở trọ, bạn cần mang thêm giấy chứng nhận của chủ nhà (điều này được quy định từ tháng 11/2015). Bạn phải đăng ký hộ khẩu trong vòng 7 - 14 ngày (mỗi nơi quy định khác nhau) tính từ khi chuyển đến nơi ở mới. Nếu đăng ký muộn hoặc không đăng ký mà không có lý do chính đáng, bạn sẽ bị phạt một khoảng tiền có thể lên đến 2000 Euro.

Đăng ký hộ khẩu khi sang Đức du học

Trước khi đăng ký nhập học, bạn cần mua bảo hiểm y tế. Đối với du học Đức để học tiếng hoặc hệ dự bị, bạn hãng tư nhân như HanseMerkur hoặc Mavista mới mức giá khác nhau, tùy theo túi tiền của bạn. Còn du học sinh Đức hệ Đại học trở lên, bạn bắt buộc phải hợp đồng với hãng bảo hiểm công như AOK, TK, DAK… với mức giá khoảng 80 - 90 Euro / tháng.  Bởi không có bảo hiểm, bạn không thể ghi danh học, cũng như không thể gia hạn visa, tệ hơn nữa là bạn có nguy cơ bị rút hồ sơ ra khỏi trường.

Bảo hiểm y tế khi sang Đức du học

Một điều các bạn du học sinh Đức tuyệt đối không được phép quên đó là làm thủ tục nhập học, hay còn gọi là đăng ký nhập học. Bạn phải đến đăng ký đúng thời gian mà các trường Đại học quy định và nắm chính xác thời hạn ghi danh học.

Các giấy tờ làm thủ tục nhập học:

- Giấy chấp nhận của trường hoặc thư giới thiệu của Giáo Sư

- Hộ chiếu kèm ảnh hộ chiếu trong vòng 6 tháng

- Biên lai thanh toán mọi lệ phí trong học kỳ

Bạn đã nắm hết những điều cần lưu ý khi du học Đức chưa? Bước đầu thích nghi tại một đất nước lớn không phải là điều dễ dàng. PHƯƠNG NAM EDUCATION luôn sẵn sàng hỗ trợ cũng như tư vấn chi tiết quá trình chuẩn bị đến khi du học.

tags: du học đức, sang đức du học, làm gì khi mới sang đức, các thủ tục khi mới sang đức, những vật dụng cần mang khi sang đức du học, mang gì khi đi du học đức

Điều kiện để bảo lãnh con sang Đức

Trên thực tế, việc nhập cảnh sang một quốc gia khác để cư trú đòi hỏi sự chặt chẽ, minh bạch trong các thủ tục, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh và quản lý hành chính về dân số. Theo đó, khi một người muốn bảo lãnh con sang Đức, cần phải đáp ứng một số điều kiện mà pháp luật quy định dưới đây:

– Thứ nhất, về giấy phép cư trú.

Theo đó, giấy phép cư trú là một giấy tờ pháp lý mang tính bắt buộc nhằm cho phép một công dân nước ngoài đến cư trú tại một số quốc gia. Đây có thể là giấy phép cư trú tạm thời hoặc thường trú lâu dài.

Đối với các quốc gia thành viên của EU, thẻ xanh EU sẽ là giấy phép cư trú được áp dụng cho những công dân nước ngoài, để được hưởng những đặc quyền pháp lý như quyền sinh sống, lao động, học tập cũng như quyền lợi như một người dân mang quốc tịch của các quốc gia thuộc EU.

– Thứ hai, người bảo lãnh cần có chỗ ở hợp pháp (có thể mua hoặc thuê lại) trên lãnh thổ nước Đức với diện tích đáp ứng ở mức tối thiểu đủ để bản thân và con sinh sống tại Đức.

– Thứ ba, người bảo lãnh phải cần đáp ứng điều kiện về khả năng kinh tế để có thể phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con.

– Thứ tư, về điều kiện độ tuổi, người con được bảo lãnh sang Đức phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, khi một người đang cư trú tại Đức và muốn bảo lãnh con cái, người thân sang nước này, cần đáp ứng những điều kiện cơ bản mà Luật sư đã đề cập ở trên. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về điều kiện để bảo lãnh con sang Đức hoặc liên quan đến thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!