Bộ Thương mại Campuchia cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Campuchia với Việt Nam đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu nhập khẩu của Singapore
Singapore là một trong những thị trường rộng mở với kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới. Nước này có rất ít hoặc không có các hạn chế nhập khẩu hoặc hàng rào phi thuế quan vượt quá tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (OIE và Codex). Hơn 99% sản phẩm nhập khẩu của Singapore được miễn thuế (trừ ô tô, xăng dầu, rượu, thuốc lá, v.v.). Quốc gia này được biết đến là thị trường trung chuyển, tạm nhập tái xuất lớn, chiếm khoảng 43% giá trị hàng hóa nhập khẩu của Singapore.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vào Singapore là Máy điện, Dầu mỏ và Nhiên liệu khoáng sản; Máy móc công nghiệp; Đá quý & kim loại; Các công cụ chính xác; Phi cơ; Chất dẻo; Hóa chất hữu cơ; Xe & Phụ tùng có động cơ; Mỹ phẩm. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia và Nhật Bản là những quốc gia chịu phần lớn nhập khẩu của Singapore theo quốc gia.
Singapore từ lâu đã được biết đến rộng rãi như một “Entrepôt” hay cảng trung chuyển, nơi hàng hóa được trung chuyển và đôi khi được chế biến hoặc sản xuất ngay trong khu vực. Hoạt động của Entrepôt chiếm khoảng một phần ba tổng thương mại xuất khẩu của Singapore. Trong nỗ lực thúc đẩy thương mại bổ sung, Singapore đã trở thành đối tác liên doanh trong nhiều dự án với Malaysia và Indonesia.
Máy móc, thiết bị điện thoại di động xuất khẩu sang Singapore tăng hơn 50%
Về nhóm ngành hàng xuất khẩu, Thương vụ cho biết, trong tháng 1/2024, hầu hết các nhóm ngành hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Singapore tăng trưởng dương, trong đó nhiều nhóm có mức tăng khá mạnh như: Sắt thép (tăng hơn 30 lần); muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng (tăng 1,22 lần); dầu thực động vật và chất béo (tăng 85,32%).
Đáng chú ý, nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng trưởng rất mạnh (đạt 255,2 triệu SGD tăng 50,62%).
Chiều ngược lại, nhóm ngành hàng Việt Nam nhập khẩu từ Singapore lớn nhất là: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng 19,82% so với cùng kỳ và nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy tăng 31,9% so với cùng kỳ.
Một số nhóm hàng còn lại đều đạt mức tăng cao (trên 20%), đặc biệt một số nhóm tăng rất mạnh như: Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (tăng hơn 2,34 lần); thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng hơn 1,7 lần); máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (tăng gần 1,6 lần)...
Phân tích, đánh giá về triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Singapore trong năm 2024, ông Cao Xuân Thắng cho biết, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng đầu năm 2024 cho thấy tín hiệu khá tích cực khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng tốt ở mức trên 2 chữ số (lần lượt là 14,06%, 16,74% và 11,06%). Tuy nhiên, triển vọng dài hạn trong cả năm 2024 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do Chính phủ Singapore vẫn rất thận trọng đối với các yếu tố tiêu cực vẫn kéo dài (ít nhất tới hết nửa đầu năm 2024).
Trong tháng đầu năm, 3 chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đều tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ năm 2020 tới nay, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 (tăng 1 bậc) và là đối tác nhập khẩu thứ 17 (tăng 4 bậc) và đối tác xuất khẩu thứ 8 (tăng 2 bậc) của Singapore. Điểm tích cực là tốc độ tăng trưởng khá đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn.
Trong năm 2024, để thúc đẩy đà tăng trưởng xuất khẩu sang Singapore, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore cũng như hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam.
Với lợi thế về điều kiện địa lý, mối quan hệ tốt đẹp của lãnh đạo 2 nước, cũng như sự tương đồng về sản phẩm hàng hóa, giao thương giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Hiện, Việt Nam đứng thứ ba sau 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Campuchia là Mỹ và EU, nhưng theo Phòng Thương mại Campuchia, Việt Nam mới là thị trường đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao nhất đối với nước này.
Trong năm 2022, kim ngạch thương mại 2 nước đạt mức kỷ lục gần 11 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại 2 nước đạt 5,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia 3 tỷ USD và Campuchia xuất sang Việt Nam là 2,3 tỷ USD.
Hàng hóa của Việt Nam thì hiện diện ngày càng nhiều trong các chuỗi bán hàng của bạn, bao gồm trong các khu chợ đầu mối, chợ dân sinh cũng như trong hệ thống siêu thị. Chúng ta có thể nhìn thấy ở đây hàng hóa Việt Nam trải dài từ hàng tiêu dùng đến hàng nguyên liệu, phụ liệu và người dân Campuchia cũng ngày càng quen dần hàng hóa của Việt Nam.
Theo Bộ Thương mại Campuchia, lượng hàng hóa xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt khoảng 1,3 tỷ USD, trong khi nước này nhập khẩu lượng hàng hóa từ Việt Nam trị giá hơn 1,5 tỷ USD.
Với đà tăng trưởng quy mô thương mại khả quan trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam hiện đang là đối tác lớn nhất của Campuchia trong ASEAN.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia sang Việt Nam tăng chủ yếu từ nguồn xuất khẩu nông sản, nhờ sản lượng thu hoạch ở nước này tăng lên hằng năm. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Campuchia sang Việt Nam gồm lúa gạo, cao su, hạt điều, sắn (khoai mỳ), ngô (bắp), chuối, xoài, thuốc lá và tài nguyên thiên nhiên.
Ở chiều ngược lại, Campuchia nhập từ Việt Nam các mặt hàng như vật liệu xây dựng, máy móc, nhiên liệu, các mặt hàng điện, điện tử, phân bón, gia vị, rau quả...
Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, tuy kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng khá nhưng tổng quy mô thương mại giữa nước này với các quốc gia trong ASEAN lại giảm trong 5 tháng đầu năm, chỉ đạt hơn 6 tỷ USD, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm 2022.
Với những lợi thế và mối quan hệ sẵn có hy vọng trong thời gian tới, giao thương giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng. Việt Nam sẽ vươn lên là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhì của Campuchia, mang lại giá trị và hiệu quả, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Singapore
Singapore đã và đang phát huy thế mạnh là một quốc gia trung gian tài chính. Nó có lịch sử lâu đời là trung gian, vận chuyển nguyên liệu thô như cao su, gỗ và gia vị từ Đông Nam Á để đổi lấy thành phẩm xuất khẩu sang các đối tác thương mại lớn của mình.
Số liệu mới nhất cho thấy 77,9% sản phẩm xuất khẩu từ Singapore được các nhà nhập khẩu mua ở: Trung Quốc (13,8% tổng sản phẩm toàn cầu), Hồng Kông (12,4%), Hoa Kỳ (10,7%), Malaysia (8,9%), Indonesia ( 5,7%), Đài Loan (4,9%), Nhật Bản (4,8%), Hàn Quốc (4,5%), Thái Lan (3,8%), Việt Nam (3,3%), Hà Lan (2,7%) và Ấn Độ (2,5%). Dưới đây là những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Singapore theo thống kê của Ngân hàng Thế giới:
10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu ở trên đại diện cho 83% tổng giá trị các lô hàng toàn cầu của Singapore. Dựa trên số liệu, có thể thấy máy móc, thiết bị điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 10 chủng loại, đạt 132,2 tỷ USD và chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng ở vị trí thứ hai theo doanh số xuất khẩu là Máy móc, bao gồm cả máy tính. Chỉ riêng hai lĩnh vực này đã chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.
Singapore là trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế quan trọng và là cửa ngõ vào Châu Á