Pháp luật là chuẩn mực, là công cụ để thực thi và đảm bảo quyền lợi của mọi người. Tuân thủ theo pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Lao động là hoạt động đặc trưng của con người. Việc vận dụng pháp luật trong quan hệ lao động có ý nghĩa đặc biệt cần thiết, không chỉ để đảm bảo lợi ích cá nhân mà còn góp phần xây dựng, thiết lập trật tự, quy củ trong lao động xã hội.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động, theo đó: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Khái niệm về quan hệ lao động đã được đề cập đến tại Khoản 5, Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Cũng theo quy định Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Có thể thấy, theo các quy định nêu trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời bên thuê dịch vụ cũng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, NLĐ chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (về thời gian làm việc/ngày, số ngày làm việc/tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ HĐLĐ và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là HĐLĐ nào.
Hợp đồng CTV có phải đóng BHXH không?
Một số trường hợp thì hợp đồng CTV sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu hợp cộng tác viên được ký kết dưới hình thức của hợp đồng lao động thì sẽ thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng thuế TNCN không?
-Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và hợp đồng dịch vụ có mức chi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên thì khấu trừ thuế TNCN mức 10% trên thu nhập trước khi trả công cho CTV
- Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì sẽ áp dụng khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Tóm lại, khi tham gia ký kết hợp đồng lao động CTV thì dưới hình thức nào cũng vẫn sẽ bị khấu trừ thuế TNCN.
Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên tại đây
Trên đây là chi tiết quy định về hợp đồng cộng tác viên. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại hợp đồng này.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng cộng tác viên là gì ? Cộng tác viên là gì? Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không? Những lưu ý đối với hợp đồng này.
Cộng tác viên là người làm việc tự do, cộng tác với tổ chức để thực hiện những công việc đã được định lượng sẵn khối lượng công việc, thời gian, địa điểm, thù lao. Đây là một công việc tự do, không quá gò bó, mang tính chủ động cao. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng, cộng tác viên không cần phải đến công ty và làm việc theo quy chuẩn như những nhân viên chính thức.
Hiện nay không có một quy định cụ thể nào về Hợp đồng cộng tác viên (CTV). Hợp đồng CTV là tên gọi. Tuỳ thuộc vào đối tượng hợp đồng và các điều khoản quyền, nghĩa vụ các bên để nhận định Hợp đồng cộng tác viên là gì? Hợp đồng CTV có thể là Hợp đồng dịch vụ hoăc là hợp đồng lao động.
Để có thể nhận định được hợp đồng cộng tác viên, chúng ta cùng đi sâu vào hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động.
Nên lưu ý gì khi ký kết hợp đồng lao động?
Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy việc chi tiết hóa các điều khoản hợp đồng càng rõ ràng sẽ giúp hạn chế những mâu thuẫn không lừng trước. Khi tham gia tham gia ký kết hợp đồng lao đồng, cần lưu ý những điểm sau:
– Đọc kĩ nội dung hợp đồng trước khi ký : Hai bên cần đọc kỹ để hiểu rõ nội dung của hợp đồng lao động trước khi ký kết. Điều này đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng đầy đủ và chính xác, không có các điều khoản gây bất lợi trong quá trình làm việc. Chú ý tới những điều khoản quan trọng. Yêu cầu giải đáp thắc mắc nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trong hợp đồng. Không ký kết hợp đồng với những điều khoản bất hợp pháp.
– Hình thức hợp đồng. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hay phương tiện điện tử. Hai bên có thể ký kết dựa trên điều kiện quy định và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
– Thời gian làm việc. Theo Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
– Mức lương chính khi ký hợp đồng. Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu của nhà nước quy định.
– Mức lương thử việc. Điều 26, Bộ Luật Lao động 2019 quy định, tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đang thử việc.
– Mức lương làm thêm giờ. Mức lương làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%. Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương tính theo quy định còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ tết.