Để hiểu rõ được về Xây dựng thương hiệu kinh doanh, chúng ta cần hiểu định nghĩa về thương hiệu là gì? Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng để chỉ bất cứ yếu tố nào (tên gọi, logo, slogan, bao bì…) mà doanh nghiệp dùng để xác định sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc chính mình trên thị trường. Nó có thể là cả những yếu tố không được pháp luật bảo hộ và những yếu tố được pháp luật bảo hộ nhưng không dưới danh nghĩa nhãn hiệu như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…
𝟒. Kích thích mua hàng của khách hàng tiềm năng
Hãy tạo thêm động lực mua hàng bằng những chương trình ưu đãi giảm giá theo dịp lễ, những phần quà tặng kèm hấp dẫn đúng với nhu cầu/sở thích của khách hàng, những ưu đãi về vận chuyển, mini game đi kèm livestream...cũng sẽ tạo được hiệu quả to lớn, tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng.
Khi nào nên đầu tư xây dựng thương hiệu?
Suy nghĩ về xây dựng thương hiệu ngay từ khi mới ra đời, cũng là một cách định hình phong cách, hình ảnh, chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó là nền tảng dẫn lối cho doanh nghiệp thực hiện các bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu, chiến lược marketing và truyền thông.
Đây là thời điểm thích hợp bởi mọi thứ đều ở trạng thái mới mẻ, sẵn sàng với những thách thức mới. Xây dựng hình ảnh thương hiệu ngay từ đầu tạo nền móng vững chắc cho những kế hoạch bán hàng cụ thể về sau.
Bạn hãy bắt đầu bằng việc xác định thế mạnh, điểm khác biệt của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, định vị thị trường, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch marketing và đo lường liên tục để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Thương hiệu cần hình thành qua thời gian, năm tháng, do đó ngay từ đầu doanh nghiệp bắt tay vào thử nghiệm liên tục, doanh nghiệp sẽ có một vị thế phù hợp nhất trong tương lai.
Doanh nghiệp đừng vội vã xây dựng thương hiệu khi sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc khi chúng còn quá nhiều khuyết điểm hay hạn chế. Bạn có thể đưa ra sản phẩm kể cả nó chưa hoàn thiện, nhưng khách họ vẫn có thể dùng mà không bị ảnh hưởng hoặc bị gây hại do sử dụng sản phẩm đó.
Nếu bạn quảng cáo rầm rộ về thương hiệu với những gì tốt đẹp, chạm tới insight khách hàng, nhưng lại đem đến cho họ một sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu thực sự của khách, đó là lừa dối khách hàng. Và họ sẽ chẳng còn lòng tin đối với thương hiệu của bạn nữa, Khách hàng cũ không tiếp tục ủng hộ, khách hàng mới không thể mở rộng, đương nhiên thương hiệu sẽ lụi dần. Do đó, chính trải nghiệm, cảm nhận của khách hàng mới chính là cách hình thành thương hiệu.
Đầu tư cho thương hiệu khi sản phẩm còn kém chất lượng, chưa hoàn thiện đúng là “ném tiền qua cửa sổ”, nhưng sản phẩm tốt mà không được đầu tư xây dựng thương hiệu đúng đắn thì cũng không được ai biết đến. Tuy nhiên, nếu sản phẩm tốt giống nhau mà không làm thương hiệu ấn tượng, không tạo ra điểm khác biệt thì cũng khó mà cạnh tranh.
Do đó, yếu tố quan trọng lúc này là cần đến sự xây dựng thương hiệu bài bản, có chiến lược marketing, truyền thông cụ thể, không ngừng sáng tạo và đổi mới các chiến dịch để quảng bá mình. Lúc này, phần thắng sẽ nghiêng về bên nào biết làm thương hiệu.
Tầm quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh
Thứ nhất, việc xây dựng một thương hiệu tốt không chỉ định hình phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo uy tín cho sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh.
Thứ hai, việc xây dựng thương hiệu mạnh giúp lượng khách hàng hiện tại ổn định hơn. Lý do là khi người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm, sẽ yên tâm sử dụng hơn và đồng thời trung thành với sản phẩm. Điều này tạo nên tính ổn định lượng khách hàng hiện tại. Ngoài ra, nó giúp thương hiệu thu hút khách hàng tiềm năng, giúp cho việc mở rộng thị trường rộng rãi hơn.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thế đứng, vị trí vững chắc trong các cuộc cạnh tranh của thị trường về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài về với mình. Điều này khá dễ hiểu, bởi lẽ sẽ có rất ít các nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm khi đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường.Ngoài ra, khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, sẽ chống lại được sự tranh chấp về thương mại, tránh được việc đối thủ làm hàng “nhái”, hàng giả để chơi xấu.
Thứ tư, thương hiệu chính là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn mua sắm hiện nay. Nguyên nhân chính là nhu cầu và mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt Nam cũng được nâng cao. Bởi vì khi mua hàng thương hiệu, họ có cảm giác an tâm về chất lượng sản phẩm, xuất xứ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và giảm rủi ro.
Thứ năm, thương hiệu của doanh nghiệp còn là tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng, thì vị thế quốc gia càng được khẳng định, khả năng cạnh tranh nền kinh tế càng lớn. Ví dụ khi nói đến Toyota, Toshiba ai cũng biết đó là sản phẩm nổi tiếng của Nhật. Hay nói đến Apple, Starbuck ai cũng biết sản phẩm đến từ Hoa Kỳ.
Tầm quan trọng của thương hiệu
Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác. Trong thực tế, công ty thường được khách hàng nhận diện và gọi bằng tên thương hiệu. Và từ đó, tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trở thành một và hoàn toàn giống nhau.
Thương hiệu của công ty mang theo nó một giá trị tiền tệ trên thị trường chứng khoán (nếu công ty niêm yết), ảnh hưởng đến giá trị cổ đông khi nó tăng và giảm. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.
𝟑. Tăng cường trải nghiệm sản phẩm
Đây là cách để nâng cao nhận thức và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu, hỗ trợ công cuộc xây dựng thương hiệu phát triển bền vững hơn. Hãy tổ chức các sự kiện dùng thử, các chương trình tư vấn từ Kols uy tín, những buổi activation để tăng cơ hội trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng, khuyến khích khách hàng tìm hiểu và gia tăng sự tương tác với sản phẩm/ thương hiệu.
Điều gì hình thành nên thương hiệu?
Như chúng ta tìm hiểu ở các mục trên, thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, công ty hay dịch vụ. Nhưng những cảm nhận đó cần hình thành qua thời gian, vậy đối với những sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp mới ra đời khách hàng chưa hề được khách hàng biết tới, chưa được đánh giá trên thị trường thì chưa được coi là thương hiệu.Vậy sự hình thành cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu sẽ trải qua những yếu tố tương tác dưới đây:
Trải nghiệm với sản phẩm, đó là khi khách mua hàng về dùng thử và cảm nhận. Trải nghiệm với dịch vụ là khi khách tự mình sử dụng trải qua dịch vụ đó. Với công ty, trải nghiệm chính là quá trình hợp tác, làm ăn theo năm tháng.
Ngoài việc cảm nhận khi trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ, cảm nhận của khách về một thương hiệu còn hình thành từ những lần trao đổi, tương tác với chính nhân viên của thương hiệu đó. Cách thức thể hiện, thái độ của nhân viên cũng góp phần đem lại cảm nhận của khách về thương hiệu rõ ràng hơn.
Hoạt động marketing là những thông điệp mà thương hiệu chủ động sáng tạo thực hiện nhằm đem đến cho khách hàng những cảm nhận tích cực về thương hiệu đó. Các hoạt động càng phổ biến, lan rộng, sẽ càng thu hút được khách hàng, góp phần làm cho thương hiệu được biết đến rộng rãi và ấn tượng hơn. Không tự nhiên mà các quảng cáo TVC hay quảng cáo Facebook liên tục lặp lại các hình ảnh truyền bá thông điệp của các thương hiệu. Mục đích chính là để thương hiệu luôn lặp lại trong tâm trí khách hàng và dần trở nên quen thuộc.
Vậy để xây dựng thương hiệu tốt cần hình thành cảm nhận của khách hàng về thương hiệu qua thời gian, qua các trải nghiệm sử dụng, trải nghiệm tương tác và các hoạt động truyền thông tích cực.