Bài “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên” nói riêng và phần học “Tình hình nhiệm vụ của địa phương” nói chung là một phần học có nội dung quan trọng trong giáo dục lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước. Đồng thời, để học viên là cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về lịch sử đảng bộ và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mình.

Tư vấn vay mua xe Vinfast trả góp

Khi bạn đã tìm kiếm được chiếc xe Vinfast phù hợp với mình, nhưng không đủ tiềm lực tài chính để thanh toán 100% giá trị xe? Bộ phận tài chính của Chúng tôi có thể giúp bạn có được hợp đồng vay mua xe Vinfast trả góp tốt nhất.

Cho dù khoản vay của bạn chỉ 20% hay lên đến 80% giá trị xe, các chuyên gia tài chính tại Showroom của Chúng tôi sẽ đảm bảo bạn có thể dễ dàng được khoản giải ngân để có thể nhanh chóng mang xe về gara nhà mình.

Tại đại lý xe ô tô VinFast Nguyễn Văn Linh, cam kết của Chúng tôi với khách hàng không kết thúc khi bạn đã hoàn tất việc mua xe. Trên thực tế, Trung tâm dịch vụ và đội ngũ dịch vụ của Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để mang đến sự hài lòng cho mọi nhu cầu trong tương lai của bạn. Một trong số đó là nhu cầu bảo hành, bảo dưỡng định kỳ.

Các xe Vinfast đến bảo dưỡng định kỳ tại VinFast Nguyễn Văn Linh giờ đây chỉ mất 60 phút (rút ngắn 90 phút) do showroom của Chúng tôi đưa ra Dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh (Quick Maintenance).

Chúng tôi không thích khoe khoang, nhưng khi nói đến dịch vụ phụ tùng thì chúng tôi là chuyên gia. Chúng tôi không chỉ nắm rõ thông tin chi tiết của từng mẫu xe Vinfast trong kho hàng rộng lớn của mình mà còn có trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn để giúp bạn tận hưởng chiếc xe Vinfast của mình lâu dài như bạn muốn.

Cho dù đó là những nhu cầu đơn giản như: thay đầu, kiểm tra phanh… hay phức tạp hơn như kiểm tra sửa chữa toàn diện, hoặc bạn chỉ đơn giản là tìm kiếm các phụ tùng thay thế thì Chúng tôi luôn đảm bảo kết quả bạn nhận được luôn khiến cho bạn thỏa mãn.

Đại lý xe ô tô VinFast Nguyễn Văn Linh có gì khác để cung cấp? Ngoài kiến thức chuyên môn về xe Vinfast, Chúng tôi chỉ đơn giản là yêu thích phục vụ bạn. Vì vậy, hãy đến gặp Chúng tôi ngay hôm nay tại địa chỉ: 1 Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội.

Hưng Yên là một tỉnh nhỏ nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã nổi tiến là quê hương của nhãn lồng, của táo Thiện Phiến, dưa hấu Đình Cao, của những cánh đồng lúa vàng "tam thiên mẫu" cò bay mỏi cánh và những đồng đay, soi mía, bãi ngô, nương dâu xanh dờn, tít tắp dọc theo bờ bãi sông Hồng đỏ nặng phù sa...

Tỉnh Hưng Yên đời Ngô gọi là Đằng Châu, đời Trần gọi là Long Hưng và Khoái Lộ. Đời Lê, Hưng Yên thuộc Nam Định sau gọi là Thiên Trường thừa tuyên rồi Sơn Nam thượng. Tỉnh Hưng Yên ngày nay là một phần của trấn Sơn Nam cũ, là phên giậu về phía nam của Kinh thành Thăng Long. Năm 1831 đời Nguyễn, Hưng Yên được lập thành tỉnh như ngày nay và còn thêm các huyện Thần Khê, Duyên Hà, Hưng Nhân nay thuộc tỉnh Thái Bình. Tỉnh Hưng Yên ngày nay có diện tích 923 km­2  với 10 đơn vị hành chính là thị xã Hưng Yên và 9 huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang,  Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ.

Từ thời Hùng Vương giặc Ân sang cướp ta  nhân dân vùng Hưng Yên đã nô nức theo Phù Đổng Thiên Vương đánh tan quân giặc, giữ yên bờ cõi. Thời Bắc thuộc Triệu Quang Phục đã dùng đầm lầy Dạ Trạch-Màn trò Khoái Châu làm căn cứ đánh giặc lâu dài, sau giết được tướng giặc Dương Sàn, chiếm được Long Biên giành lại đất nước. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương nhưng dân gian thường gọi ông là Dạ Trạch Vương. Ngày nay về xã Dạ Trạch huyện Châu Giang bạn sẽ được nghe kể về Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung, về Triệu Quang Phục với những chiến công đầy huyền thoại. Thời nhà Trần đánh giặc Nguyên lại có Phạm Ngũ Lão người làng Phù ủng châu Thượng Hồng xuất thân từ quân lính lập nhiều chiến công phá Nguyên, bình Chiêm sau trở thành một danh tướng có tài được thăng đến Thân vệ đại tướng quân. Ông cũng được quân dân hết sức yêu quý, kính trọng vì lòng nhân ái, chia ngọt xẻ bùi, thương quân lính như con. Ông còn để lại bài Thuật Hoài nổi tiếng với những câu thơ đầy khí phách: "Nam nhi vị liễu công danh trái. Luống thẹn tai nghe chuyện Võ Hầu". Cùng thời với Ngũ Lão còn có Yết Kiêu quê ở Hạ Bì, có tài bơi lặn đục thuyền giặc, Nguyễn Chế Nghĩa ở Cối Xuyên dũng cảm tuyệt vời đều là những tướng tài danh của nước nhà. Khi giặc Pháp xâm lược nước ta, năm 1888 quận Kỳ dã chỉ huy diệt đồn Bình Phú ở Hưng Yên. Bền bỉ nhất là phong trào Bãi Sậy do Tán Thương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy. Lúc làm quan ông đã đánh Pháp đến khi triều đình Huế chịu thua, Ông vẫn tiếp tục mộ quân đánh Pháp. Căn cứ của nghĩa quân là vùng bãi Sậy rậm rạp vùng Khoái Châu. Từ năm 1883 đến 1891 nghĩa quân đã đánh giặc rất nhiều trận Khắp Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh. Sát Hà Nội, lại ở ngay giữa đồng bằng nhưng phong trào Bãi Sậy đã tồn tại suốt một thời gian dài trên một điạ bàn rộng lớn gây cho giặc Pháp rất nhiều tổn thất. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai (1945-1954) tỉnh Hưng Yên khi ấy chỉ có diện tích hơn 800km 2 với 127 xã nhưng có đến hơn 400 đồn bốt giặc đóng. Trong các cuộc càn quét chúng đã giết hàng vạn người, đốt phá hàng trăm thôn, xóm, hàng vạn ngôi nhà nhưng nhân dân Hưng Yên kiên cường quyết không khuất phục. Trên mảnh đất này đã diễn ra hàng trăm trận đặt chông mìn, đánh độn thổ "cướp súng giặc đánh giặc". Đường số 5 địch rào thép gai đặt tháp canh giày đặc nhưng đêm đêm cán bộ du kích và từng đoàn dân công vẫn gánh gạo tải lương vượt đường. Giặc đóng đồn bốt lập tề, ta phá tề, trừ gian mở rộng khu du kích. Giặc càn quét bắc sông Luộc, Khoái Châu, Văn Giang bị ta tiêu diệt 2000 tên. Chiến công của đội nữ du kích Hoàng Ngân và những vua mìn đường 5 đã nhiều phen khiến lũ xâm lăng phải bạt vía kinh hồn.

Từ Hà Nội, theo Quốc Lộ số 5 đến Như Quỳnh chúng ta vào đất Hưng Yên, đi khoảng 7km nữa bạn sẽ gặp thị trấn lớn mang tên Bần Yên Nhân. Hẳn có bạn sẽ hỏi rằng câu ca: "Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần..." là tương ở đây ư? Vâng! đây chính là nơi có tương Bần ngon nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Xin bạn hãy nhớ để đến khi về có thể mua một can nhỏ làm quà. Cách Bần Yên Nhân 1km về phía tây bắc bạn có thể thăm chùa Thái Lạc với những bức chạm gỗ rất đẹp và gạch hoa từ đời Trần. Ai đó trong chúng ta thủa thơ bé đã được bà, được mẹ hát ru: "Cái Bống đi chợ cầu Nôm. Sao mày chả rủ cái Tôm đi cùng.." Xin bạn hãy xác định thêm một địa danh cầu Nôm ở làng Đại Đồng thờ đức thánh Tam Giang. Gần đó là Hương Lãng có chùa Lạng được xây từ thời Lý hiện vẫn còn nhiều tượng đá rất đẹp. Theo đường 5 cách Bần 2km là phố Nối bạn gặp ngã ba đường 39 đi thị xã Hưng Yên. Chúng ta rẽ phải theo đường 39 khoảng 2km là làng Liêu Xá huyện Yên Mỹ quê hương của danh y Hải Thựơng lãn ông Lê Hữu Trác, tác giả 66 tập Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh. Cạnh Liêu Xá là làng Thanh Xá thờ Phạm Công Trứ, sử gia đời Lê, tác giả Quốc sử tục biên, hiện còn nhiều bia ở đình thờ. Đi tiếp 3 km là Sài Trang lị sở huyện Yên Mỹ, ở đây từ xa xưa đã có chợ bán chàm, Nhà máy xay Yên Mỹ cũng đặt ở đây. Qua khỏi thị trấn là cầu Lực Điền bắc qua sông Nghĩa Trai sang đất Châu Giang, bạn sẽ gặp những cánh đồng lúa, đồng đay bạt ngàn. Dọc theo hai bên đường 39 cũng như các đường vào làng, đường liên thôn liên xã là những dặng nhãn chạy dài tít tắp. Đi thêm chừng 3 cây số có Trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật I, ta cũng gặp đường bên phải đi huyện lị Khoái Châu cũ nay là huyện Châu Giang. Vùng đất này có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như đầm Dạ Trạch, bãi Tự Nhiên với câu chuyện Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung; Bãi lầy Màn Trò nơi vang tiếng thét của Trần Bình Trọng "thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất bắc"; Hàm Tử quan, nơi Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản đã thắng quân Nguyên; làng Đông Kết, Tây Kết nơi bại tướng Nguyên là Toa Đô bị chém đầu. Tiếp tục hành trình trên đường 39 qua Bô Thời vài km bạn có thể dừng chân nghỉ uống thử hớp rượu Trương Xá được coi là nổi tiếng nhất vùng mía vùng đay Hưng Yên. Bên trái là đường đi Ân Thi quê hương Nguyễn Trung Ngạn, nhà thơ nổi tiếng thời Trần, vốn là con một người đào hát mà đỗ Hoàng Giáp(tiến sỹ) năm1304 khi mới 16 tuổi. Từ Trương Xá đi tiếp 6 km bạn gặp thị trấn lị sở huyện Kim Động, có đền thờ Đinh Điền một tướng giỏi, khai quốc công thần của nhà Đinh ở trại Đằng Man. Qua khỏi huyện lị Kim Động vài cây bạn gặp dốc Lã lên đê sông Hồng, nơi đây có nghề làm hương khá nổi tiếng. Từ đây đến thị xã Hưng Yên bạn sẽ tự do phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những bờ soi, bãi mật, của ngô, của dâu, của những xóm làng trù phú ven dòng sông Cái đỏ nặng phù xa. Xe chạy chừng dăm phút bạn đã gặp thị xã Hưng Yên nơi xa xưa có địa danh phố Hiến. Ngồi nghỉ dưới gốc cây nhãn tổ bạn có thể bắt đầu tự tìm hiểu, khám phá những bí ẩn về vùng đất này. Phố Hiến được đặt từ thời Lê Quang Hưng(1578-1599) là cảng sông Cái có bến, có phố cho người nước ngoài đến buôn bán, nộp thuế, bốc rỡ hàng. Khi ấy ở Phố Hiến đã có đến 2000 nhà gạch. Từ năm 1637 có các lái buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan và sau đó là người Pháp đến mở hiệu buôn. Năm 1672 Công ty ấn Độ của Anh cũng đến và ở 25 năm. Việc giao thương buôn bán với người nước ngoài một thời đã tạo cho Phố Hiến sự đông vui sầm uất thực sự chứ không phải qua lời đồn. Thị xã Hưng Yên được đặt thành tỉnh lị từ năm 1831. Trải qua bao biến thiên của lịch sử ngày nay thị xã lại được đặt làm tỉnh lỵ.

Sau hai mươi năm đổi mới cùng với đà phát triển của đất nước thị xã đã có tốc độ phát triển đô thị hơn hẳn mấy chục năm trước đây. So với các thị xã và tỉnh bạn bè trong cả nước, hôm nay Hưng Yên còn là một thị xã nhỏ. Tuy chưa giàu nhưng vài năm nay tỉnh Hưng Yên đã tham gia câu lạc bộ các tỉnh có nguồn thu nân sách trên 1000 tỷ đồng. Chắc chắn trong những năm tới Hưng Yên sẽ phát triẻn mạnh mẽ sánh vai cùng bè bạn xa gần, xứng đáng với truyền thống của quê hương./.

Tuticare - Nguyễn Văn Linh 377 Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián